Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp phòng chống hạn, mặn và liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL”

Thứ hai - 09/11/2020 21:14 213 0
Ngày 05 – 06/11/2020, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Giải pháp phòng chống hạn, mặn và liên kết sản xuất, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL”.
Tham dự Diễn đàn có 285 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, đại diện các đơn vị cùng nông dân của 7 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Sóc Trăng, An Giang.PGS.TS Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, ông Lê Thanh Tùng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, ông Lê Văn Thiệt – Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, bà Nguyễn Thị Giang – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang đồng chủ trì Diễn đàn. /uploads/van-phong-so/2020_11/b_1.jpg PGS.TS Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu khai mạc Diễn đànPhát biểu khai mạc diễn đàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh cho biết: Cả nước hiện có trên 1 triệu ha cây ăn quả, trong đó riêng ĐBSCL khoảng 261 ngàn ha. Sản lượng của khu vực ĐBSCL khoảng gần 3,5 triệu tấn, gồm: xoài, nhãn, chuối, bưởi, cam, sầu riêng, thanh long, khóm, chôm chôm...Về xuất khẩu rau quả, hiện Việt Nam đang xuất đi 85 quốc gia và vùng lãnh thổ và trở thành cường quốc về xuất khẩu rau quả (năm 2018 đứng thứ 7 thế giới với kim ngạch xuất khẩu 3,8 tỷ USD). Năm 2019, cả nước xuất khẩu rau quả đạt trên 3,7 tỷ USD, xuất siêu gần 2 tỷ USD.Hiện sản xuất cây ăn quả khu vực ĐBSCL đang có một vị trí rất quan trọng trong nền nông nghiệp nước nhà về sản lượng và giá trị. Tuy nhiên, biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan xảy ra với mật độ thường xuyên, hạn hán, xâm nhập mặn những năm gần đây gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây ăn quả trong vùng.Hơn nữa, diện tích cây ăn quả trồng còn phân tán, nhỏ lẻ, gây khó khăn cho đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Phát triển diện tích, tiêu thụ trái cây gắn với truy xuất nguồn gốc vùng ĐBSCL còn nhiều hạn chế.Tại diễn đàn, ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, hạn mặn đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nông dân vùng ĐBSCL, đặc biệt là cây ăn trái. Riêng mùa khô năm 2019-2020, hạn mặn đã làm 21,2 nghìn ha cây trồng bị ảnh hưởng, trong đó, sầu riêng 9,17 nghìn ha, bưởi 3,35 nghìn ha, chanh 2,34 nghìn ha, chôm chôm 3,99 nghìn ha... Địa phương bị ảnh hưởng nhiều nhất là Long An (2,5 nghìn ha), Tiền Giang (6,99 nghìn ha), Vĩnh Long (1,81 nghìn ha).Theo dự báo, hạn mặn trong mùa khô năm 2020-2021 tới đây sẽ diễn ra gay gắt, diện tích cây ăn quả có khả năng bị ảnh hưởng là 80,55 nghìn ha, tức khoảng 23,2% tổng diện tích cây ăn quả toàn vùng ĐBSCL. Để hạn chế thiệt hại có thể xảy ra, ông Tùng cho rằng, các địa phương phải sớm chuẩn bị công tác ứng phó. Trước mắt là đánh giá những vùng có khả năng chịu ảnh hưởng, khoanh vùng cụ thể theo từng chủng loại cây, khảo sát hệ thống công trình thủy lợi, cân đối nguồn nước, khả năng tích trữ của từng nhà vườn và của cộng đồng để từ đó tổng hợp, đưa ra các giải pháp, chỉ đạo kịp thời ngay từ đầu.Về giải lâu dài, lãnh đạo Cục Trồng trọt yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL quy hoạch thủy lợi phải gắn liền với các phương án, giải pháp bảo vệ, phát triển cây ăn quả trong các điều kiện hạn, mặn khác nhau. Đồng thời, hướng dẫn người dân áp dụng thêm các giải pháp kỹ thuật mới, cải tạo vườn phù hợp với tình hình cung cấp nguồn nước.Ông Tùng kiến nghị Bộ NNPTNT chỉ đạo các ngành chức năng liên quan chủ động đưa ra giải pháp, ban hành tài liệu hướng dẫn để các địa phương chủ động triển khai sớm trước mùa khô 2020-2021. Tăng cường phối hợp với các viện, trường, doanh nghiệp đưa công nghệ, kỹ thuật mới áp dụng vào các vườn cây ăn trái, nhân rộng các mô hình đạt kết quả tốt, có tính bền vững.Theo bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, toàn tỉnh có gần 42 ngàn ha cây ăn quả, trong đó có khoảng 15% diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, diện tích còn lại sản xuất theo hướng an toàn. Tuy nhiên, bà con nông dân vẫn còn sản xuất “chạy theo phong trào”, dẫn đến tình trạng “trồng, chặt”, đầu ra còn khó khăn do thiếu sự liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.Hơn nữa, tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn thời gian qua cũng gây rất nhiều khó cho nhà vườn, thậm chí là thiệt hại nặng do mất mùa, chết cây. Cụ thể, mùa khô 2015-2016, đã có 11/13 tỉnh, thành ĐBSCL bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hạn mặn, trong đó 5 tỉnh phải công bố tình trạng khẩn cấp do thiên tai. Mùa khô 2019-2020, toàn vùng ĐBSCL đã có trên 21 ngàn ha cây ăn quả bị ảnh hưởng do hạn mặn, hàng trăm ngàn hộ dân thiếu nước ngọt sinh hoạt. Và mùa khô 2020-2021 được dự báo tiếp tục diễn biến phúc tạp, hạn, mặn sẽ diễn ra sớm và gây gắt hơn, nông dân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn.Đại diện Viện Khoa học thủy lợi miền Nam cho hay, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2020-2021 có khả năng xảy ra gay gắt và nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân. Do đó, cần có kế hoạch chủ động sản xuất, tích trữ nguồn nước ngọt tối đa ngay từ cuối mùa mưa, đồng thời cần chủ động có kế hoạch cho công tác phòng chống hạn mặn.Phát biểu kết luận diễn đàn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Lê Quốc Thanh cho biết: Diễn đàn đã góp phần làm rõ những tác động tiêu cực của hạn mặn đối với sản xuất của nông dân ĐBSCL. Đồng thời, có nhiều chia sẻ, đóng góp ý kiến về bài học thực tiễn, kinh nghiệm sản xuất, qua đó giúp người dân, các doanh nghiệp, cơ quan chức năng hiểu rõ hơn về lợi ích của việc hợp tác sản xuất trong thời điểm hiện tại, qua đó chủ động kết nối, tiêu thụ trái cây tốt hơn…
Tác giả bài viết: BBT (gt)
Nguồn tin: Bộ phận Kế hoạch, tài chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay4,985
  • Tháng hiện tại137,143
  • Tổng lượt truy cập6,709,598
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây