Những lưu ý trong trồng và chăm sóc cây vú sữa

Thứ năm - 09/07/2020 05:30 1.039 0
Cây vú sữa có tên khoa học là: Chrysophyllum cainito, được du nhập từ châu Mỹ vào Ấn Độ, Srilanka, Thái Lan và sau đó là Việt Nam. Các giống được trồng hiện nay tại Việt Nam là vú sữa Lò Rèn, vú sữa tím, vú sữa nâu...
1. Yêu cầu sinh tháiCây vú sữa trồng thích hợp ở nhiệt độ 22-340C, ưa đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5, cao độ không quá 400m2. Mật độ và khoảng cách và cách trồnga. Trồng với mật độ:Hàng cách hàng 6m, cây cách cây 8m với mật độ khoảng 200 – 220 cây/ha. Các vùng đất cao bố trí khoảng cách 6 x 6 m/cây theo kiểu nanh sấu với mật độ 250 – 270 cây/ha. b. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng Trước khi trồng 15 – 20 ngày tiến hành đào hố rộng 40-50 cm, sâu 20 – 25 cm, trộn đều lớp đất này với hỗn hợp 20 kg phân hữu cơ, 100g DAP, 200 – 300g phân lân nung chảy và sử dụng Confidor 100SL để trị mối gây hại. /uploads/van-phong-so/2020_07/vs_1.jpg Cây vú sữa giống 3. Tỉa cành, tạo tán và tưới nướcTrong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4 - 4,5 m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất.Tưới nước đầy đủ là yếu tố thiết yếu đối với cây vú sữa nhằm đảm bảo sinh trưởng. Tưới đẫm sau thời kỳ khô hạn tạo tác dụng ra hoa đồng loạt cho cây và đảm bảo tỉ lệ đậu trái cao. Giai đoạn cây con: cần cung cấp đầy đủ cho cây vú sữa, tưới 3-5 lần/ tuần, 20-30 lít nước/lần/cây. Giai đoạn cây ra hoa và mang trái cần tưới nước thường xuyên 2-3 ngày/lần.4. Bón phânNên bón đều xung quanh và cách gốc khoảng 2/3 đường kính tán cây.Từ khi trồng đến một năm: tưới 20 - 30g phân DAP hòa trong 20 lít nước/cây/lần/tháng.Từ 1 – 3 năm: bón tổng lượng phân/cây/năm là hỗn hợp 1 – 2 kg phân Urea + DAP + NPK (20-20-15) với tỉ lệ 1/1/1 chia đều làm 4 lần bón trong một năm, mỗi lần cách nhau 2 – 3 tháng.Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: xử lý ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 – 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 5 – 20 năm. Cần bón vôi ngay sau khi thu hoạch vụ trước từ 5 –10 kg vôi để xử lý nấm bệnh và nâng cao độ pH trước khi bón lần 01 khoảng 07-10 ngày.Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa từ 20 – 40 kg phân hữu cơ hoai và sau khoảng 10 - 15 ngày sau bón 3 – 4 kg NPK (20 – 20 – 15).Lần 2: Bón lúc trái có đường kính khoảng 1 cm với lượng 1-2 kg Urea + 1-2kg DAP/cây.Lần 3: Bón lúc trái có đường kính khoảng 3 cm, với hỗn hợp 2-3 kg phân NPK 20-20-15 + 1-2 kg KCl/cây.Lần 4: Bón trước thu hoạch 2 tháng với liều lượng 1 – 2 kg phân NPK + 1-2 kg KCl/cây.5. Phòng trừ sâu bệnh5.1. Phòng trị sâu hại5.1.1. Sâu đục trái (Alophia sp- Pyralidae)Gây hại từ khi trái có đường kính 2cm đến khi trái chín.Phòng trừ bằng các loại thuốc như: Carbosulfan 200 e/1 + Chlorpvrifos Ethyl 400g/l (Bop 600EC); Alpha-cypcrmethrin 2% + Chlorpyrifos Ethyl 38% (Careman 40EC) để phun với liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện và mức thiệt hại trái khoảng 2-3%. Ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch khoảng 1 tháng để tránh dư lượng thuốc gây hại cho người tiêu dùng.5.1.2. Sâu ăn bông (Eustalodes anthivora – Gelecchiidae)Gây hại khi cây ở giai đoạn trổ bông.Phòng trừ bằng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học khi cần thiết như: Emaraectin benzoate (Actimax 50WG), Protein Toxins (Dipel 6.4DF), Abamectin (Flutel 0.9EC), Spinosad (Success 25 SC), Bacillus thuringiensis (Biobit 32B FC), liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Nên phun thuốc khi thấy bướm xuất hiện5.1.3. Rệp sáp (Pseudococcus sp – Pseudococcidae)Gây hại chủ yếu vào mùa khô trên tất cả các bộ phận của cây.Cần thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện rệp kịp thời, khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ bị hại còn thấp có thể cắt bỏ các cành bị rệp, thu gom và đưa ra ngoài vườn để tiêu diệt.Phun các loại thuốc như: Chlopyrifos Ethyl (Mapy 48 EC); Cypemethrin 40s/l + Profenofos 400g/l (Acotrin p 440EC); Spirotetramat (Movento 150 OD); Chlorpyrifos Ethyl 200o/l + Imidacloprid 20g/l (Fidur 220EC)5.2. Phòng trị bệnh hại5.2.1. Bệnh thối trái do nấm Colletotrichum sp.Vệ sinh vườn sạch sẽ, thoáng mát đầy đủ ánh sáng. Khi thấy bệnh bắt đầu xuất hiện cần phải phun các loại thuốc như: Fosetyl-aluminium (Aliette 800 WG; Alimet 90SP) hoặc Phosphonate (Agri- Fos 400SL), Metalaxyl (Mataxyl 500WP) nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh. Tỉa bỏ trái bệnh và tiêu hủy.5.2.2. Bệnh thối trái do Lasiodiplodia theobromaeGây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm vào mùa mưa.Phun các loại thuốc như: Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP); Cymoxanil 8% + Mancozeb 64% (Carozale 72WP); Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)...5.2.3. Bệnh bồ hóngNấm bệnh bám thành mảng trên mặt lá, thân, trái. Nấm không gây hại trực tiếp vì không hút được dinh dưỡng từ cây nhưng tạo thành lớp nấm đen dính vào mặt lá làm giảm sự quang hợp ở lá ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Bệnh thường phát triển mạnh trong mùa nắng đi kèm với rệp sáp.Phòng trừ bằng cách tỉa cành tạo tán hợp lý, phun các loại thuốc để diệt rệp như Thiamethoxam (Actara® 25 WG), Rotenone (Dibaroten 5WP, 5SL, 5GR) kết hợp với thuốc trừ nấm như: Fosetyl-aluminium (Acaete 80WP; Agofast 80 WP; Aliette 800 WG); Mancozeb 64% + Metalaxyl 8% (Mancolaxyl 72WP; Mexyl MZ 72WP; Copper Hydroxide (Champion 37.5SC)… với liều lượng theo khuyến cáo.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập211
  • Hôm nay7,327
  • Tháng hiện tại190,374
  • Tổng lượt truy cập6,973,345
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây