Kết quả xây dựng mô hình thâm canh điều tại tỉnh Bình Phước

Chủ nhật - 17/12/2023 08:43 240 0
Bình Phước được xem là "thủ phủ" của cây điều Việt Nam khi chiếm gần 50% diện tích và hơn 54% sản lượng điều của cả nước, ngoài số lượng lớn diện tích và sản lượng, điều Bình Phước còn được đánh giá cao về chất lượng.
Diện tích sản xuất điều là 151.878 ha, trong đó diện tích cho sản phẩm là 148.510 ha, năng suất trung bình 13,41 tạ/ha, sản lượng 199.150 tấn.
Tuy nhiên, việc trồng và sản xuất điều vẫn còn nhỏ lẻ và manh mún. Để phát triển ngành điều bền vững, thì cần thiết phải phát triển vùng trồng theo hướng chất lượng, hiệu quả, tạo thế chủ động về nguồn nguyên liệu chất lượng cho chế biến, đồng thời chú trọng các giải pháp thâm canh tăng năng suất như: ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về trồng tái canh; cải tạo các vườn điều già cỗi cho năng suất thấp; sử dụng đồng bộ các biện pháp giống mới năng suất cao, mật độ, bón phân, tạo tán tỉa cành, chất kích thích sinh trưởng...
Được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bình Phước, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều thực hiện Dự án Khuyến nông: “Xây dựng mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững”, từ năm 2021 -2023 theo Quyết định số: 1125/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/03/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Năm 2023, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây điều cùng với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước, tiếp tục triển khai thực hiện mô hình thâm canh điều với quy mô 15 ha tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng. Kết thúc niên vụ năm 2022/2023 cho thấy, năng suất trung bình trong mô hình đạt 2.240 kg/ha, năng suất tăng 45,7% so với ngoài mô hình.
Mặt khác, dự án cũng đã tổ chức được 3 lớp tập huấn trong đó có 1 lớp cho nông dân trong mô hình và 2 lớp cho nông dân ngoài mô hình. Tổ chức được 2 cuộc họp duy trì các tổ hợp tác liên kết sản xuất điều, 1 hội nghị tham quan. Trong tháng 12/2023, tổ chức hội nghị tổng kết Dự án tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước. Như vậy, kết thúc dự án mô hình thâm canh điều đã được nông dân tỉnh Bình Phước nói chung và các tỉnh trồng điều nói chung đánh giá cao và khả năng nhân rộng hơn nữa trong sản xuất.
 
   Mô hình thâm canh điều tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng
Tác giả bài viết: Lê Thị Kiều
Nguồn tin: Cộng tác viên

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây