TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY ĂN QUẢ TRONG 5 NĂM GIAI ĐOẠN NĂM 2014-2018.

Thứ năm - 03/10/2019 00:00 2.439 0
Trong giai đoạn 2014–2018, sản lượng cây ăn trái đóng góp to lớn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nội ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất từ cây ăn trái tăng từ 155,6 tỷ đồng đến năm 2018 là 222,34 tỉ đồng (tăng 66,74 tỷ đồng so với năm 2014) chiếm 1,16% giá trị trồng trọt và chiếm 1,27 % giá trị cây lâu năm.
Diện tích cây ăn quả tăng lên chuyển dịch đúng hướng theo kế hoạch tái cơ cấu cây trồng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đóng góp tích cực trong nâng cao giá trị kinh tế sản xuất trồng trọt của tỉnh trong đó phát triển cây ăn quả đã đạt một số kết quả tốt.Diện tích cây ăn trái trong 5 năm qua tăng từ 7.053ha đến 10.487ha (tăng 3.434 ha; cụ thể chi tiết Bảng 1). TT Chủng loại Diện tích gieo trồng (ha) 2014 2015 2016 2017 2018 (ước tính) 1 Chuối 583 546 588 666 2 Xoài 505 557 632 579 586 3 Cam 1.090 1.426 1.719 1.829 1.989 4 Bưởi 353 382 588 1.078 5 Chôm chôm 567 575 555 578 597 6 Sầu riêng 801 828 903 935 2000 7 Nhãn 1527 1391 1.472 1.392 1.373 8 Mít 674 849 Khác 1.641 1.666 1.439 1.690 Tổng 7.053 7.404 8.462 8.951 10.487* Nguồn: Cục Thống kê 2018. Bảng 2: Sản lượng cây ăn trái từ năm 2014-2018 TT Chủng loại CAQ Sản lượng (tấn) 2014 2015 2016 2017 2018 (ước tính) 1 Chuối 3.575 3.604 1808 5.375 2 Xoài 2.293 2.492 3.012 2345 2.821 3 Cam 2.688 3.410 3.973 4230 9.213 4 Bưởi 1.021 1.312 1808 4.150 5 Chôm chôm 2.188 2.240 2.030 2028 3.934 6 Sầu riêng 2.317 2.510 3504 3739 5.120 7 Nhãn 7.336 6.980 7121 7156 8.402 8 Mít 2229 7.763 Khác 97 1.702 5.933 Nguồn: Cục Thống kê 2018Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Phước và Sở Nông nghiệp Bến Tre đã ký kết quy chế hợp tác phát triển cây ăn trái và sự kết nối thị trường và sản xuất rãi vụ, liên kết chuỗi giá trị; Hỗ trợ kỹ thuật, tay nghề về vườn ươm giống, vườn sản xuất; giới thiệu các loại giống có ưu thế (cây đầu dòng, vườn đầu dòng và các hộ kinh doanh giống có nguồn gốc xuất xứ) của mỗi địa phương về giống cây ăn quả. /uploads/news/2019_10/sau.jpg Toàn tỉnh hiện có 94 Hợp tác xã và 01 liên hiệp với 3.080 thành viên và 4.414 lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó trên 8 HTX, trang trại điển hình có sản xuất cây ăn trái, tập trung hướng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn GAP khác như: (1) Cây sầu riêng tâp trung tại vùng Bù Đăng, Lộc Ninh, Phước Long điểm hình như các HTX Bầu Nghé, Hoa Phong, Thọ Sơn, Dịch vụ Long An Minh Hưng và các Trang trại như Trang Trại Ông Năm Điệp, Ba đảo diện tích gần 520ha... (2) Cây nhãn tập trung tại vùng Đồng Phú, Bình Long điểm hình với nhóm liên kết với quy mô 500 ha tại xã Thanh Lương, thị xã Bình Long; (3) Quýt đường tập trung tại vùng Bình Long, Đồng Phú, Lộc Ninh, Đồng Xoài điểm hình quy mô 28 ha tại xã Tân Thành, Đồng Xoài; (4) Bưởi da xanh tập trung tại vùng Đồng Phú, Lộc Ninh và Bù Đốp.Với sự đa dạng về chủng loại và chất lượng cây ăn quả trên địa bàn nhất là các loại cây chất lượng cao được thị trường ưa chuộng như: Sầu riêng, Nhãn, Bơ, Quýt, Bưởi, Xoài ... nên đã thu hút nguồn đầu ra lớn. Việc thu mua trái cây được diễn ra ngay tại vườn đặc biệt tại một số Trang trại trái cây lớn như trang trại quýt, sầu riêng ... có hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn. Qua đó đã khuyến khích người dân sản xuất cây ăn quả rải vụ và năm 2016 diện tích cây ăn quả rải vụ đạt gần 500 ha chiếm 6,8% tổng dỉện tích cây ăn quả và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2015; Trong đó tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Bù Gia Mập (Chôm chôm, Xoài, Chuối), Bình Long (Nhãn), Đồng XoàiSản xuất cây ăn quả của tỉnh đang trên đà phát triển. Tuy nhiên trong những năm qua, sản phẩm trái cây của tỉnh chủ yếu sản phẩm thô, giá cả phụ thuộc qua thương lái của các tỉnh bạn như Long An, thành phố Hồ Chí Minh nên bị chi phối, thậm chí bị ép giá (cây có múi), mua với giá thấp. Đến năm 2020 đưa diện tích lên khoảng 13.300 ha. Tập trung vào thâm canh diện tích các cây ăn quả có triển vọng của tỉnh như: Nhãn, xoài, sầu riêng, cây có múi. Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây ăn trái có chất lượng cao, như: Sầu riêng RI6, Dona(monthong)…; Xoài: xoài cát, xoài tứ quý, xoài xanh …; Nhãn: Nhãn xuồng cơm vàng. Các giống cây có múi ưu tiên phát triển: Bưởi, cam sành. Đồng thời tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường công tác khuyến nông cho cây ăn trái: xây dựng mô hình thâm canh, tập huấn về giống, kỹ thuật trồng mới, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản, tổ chức thăm quan mô hình, hội thảo đầu bờ. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất tập trung gắn với thị trường trên cơ sở phát huy lợi thế của tỉnh theo hướng tăng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, quản lý chặt chẽ dịch bệnh. Đẩy mạnh sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn GAP.Chú trọng đầu tư phát triển mạnh và bảo quản, sơ chế, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, sức cạnh tranh, đa dạng sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ sâu bệnh hại (ruồi đục quả, sâu đục thân cành…). Sự kết nối giữa hai Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre có quy chế phối hợp sản xuất quản lý giống cây ăn quả của 2 tỉnh để định hướng trong sản xuất.
Tác giả bài viết: Lan Hương
Nguồn tin: Hội Cựu chiến binh Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây