Chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh

Thứ ba - 04/08/2020 03:27 691 0
Thực hiện Công văn số 92/TWPCTT ngày 29/7/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tại về việc rà soát, chủ động phương án sẵn sàng ứng phó với thiên tai trong điều kiện dịch bệnh và Công điện số 07/CĐ-TW ngày 31/7/2020 của Ban chỉ Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên và TKCN, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh đã có văn bản đề nghị Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nội dung sau.
1. Thường xuyên, theo dõi, tuyên truyền, thông tin các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết và diễn biến dịch bệnh Covid-19 qua các phương tiện thông tin đại chúng, bản tin qua Zalo, Facebook của Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế để thông báo, hướng dẫn kịp thời cho các cấp chính quyền, nhân dân chủ động phòng tránh, ứng phó đảm bảo an toàn hai mục tiêu kép trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. 2. Các địa phương cần rà soát, cập nhật, bổ sung phương án ứng phó với thiên tai phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể theo hướng phát huy tối đa phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả các tình huống thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn cho người dân nơi xảy ra thiên tai, trong đó tập trung các nội dung: - Rà soát, cập nhật phương án sơ tán dân theo hướng tăng cường sơ tán tại chỗ, hạn chế sơ tán tập trung. Chuẩn bị trang thiết bị, máy móc cần thiết để đo thân nhiệt, phân loại các đối tượng để xây dựng phương án sơ tán. - Sẵn sàng phương án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm chuẩn thiết yếu, hóa chất chất khử trùng, khẩu trang y tế cho các địa điểm sơ tán dân. - Lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó thiên tai, đặc biệt là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai ở cơ sở. - Xây dựng phương án ứng phó thiên tai cho các khu cách ly tập trung, các bệnh viện. - Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế … đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp trường hợp phải tập trung chỉ đạo hoặc đi kiểm tra hiện trường và các lực lượng được huy động tham gia công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. - Tăng cường, chủ động phương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, phần mềm, mạng xã hội facebook, viber …) phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó và thông tin về thiên tai giữa Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các cấp, đặc biệt là cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương. 3. Thường xuyên nắm bắt tình hình diễn biến thiên tai để chủ động cảnh báo, thông tin kịp thời đến các xã, phường, thị trấn, thôn, bản để người dân biết, chủ động ứng phó; ngay sau khi thiên tai xảy ra, UBND các huyện, thị xã phải khẩn trương huy động lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” để hỗ trợ nhân dân khắc phục. Chú trọng phương án và các điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh cho các lực lượng được huy động tham gia công tác ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai khi có tình huống xảy ra. 4. Thực hiện thông tin, truyền thông về phòng chống thiên tai; trong đó khai thác các tài liệu truyền thông nâng cao nhận thức và kỹ năng về phòng, chống thiên tai theo Công văn số 2556/UBND-KT ngày 22/7/2020 của UBND tỉnh. 5. Tổ chức trực ban nghiêm túc theo quy định; báo cáo tình hình thiên tai và công tác khắc phục tại địa phương về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh kịp thời.
Tác giả bài viết: Vũ Lan Phương
Nguồn tin: Theo Báo điện tử Bình Phước::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây