Tình hình và các gải pháp khắc phục hạn hán trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 30/03/2020 03:37 969 0
Bình Phước hiện nay đang vào cao điểm mùa khô, tình trạng hạn hán đã xảy ra gây thiếu nước sinh hoạt và sản xuất ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh; mực nước ở các suối, ao, hồ nhỏ đã cạn kiệt, từ tháng 01-3/2020 có mưa, tuy nhiên không đáng kể.
1. Tại các công trình thủy lợi:Mực nước các hồ chứa quản lý đều xuống thấp so với mực nước dâng bình thường, đặc biệt một số hồ mực nước xuống rất thấp như: hồ Suối Cam 1, tp. Đồng Xoài; hồ Lộc Quang, hồ Tà Thiết, hồ Tà Te, hồ Bù Kal, hồ Suối Nuy, huyện Lộc Ninh; hồ Bù Ka, huyện Phú Riềng; hồ Bàu Úm, huyện Hớn Quản. Hiện tại, các hồ chứa thủy lợi cơ bản đáp ứng diện tích nhu cầu tưới; riêng hồ An Khương, hồ Tà Thiết, Suối Nuy, M26, Bù Ka, Bình Hà 1, Đắk Tol dung tích còn lại dưới 50% so với thiết kế nên đơn vị đã phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT thông báo đến chính quyền địa phương hạn chế xuống giống vụ xuân - hè, để ưu tiên cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi và cây lâu năm.2. Các hồ chứa thủy điện:Hiện tại mực nước các công trình thủy điện chính trên Sông Bé dưới mực nước dâng bình thường (MNDBT), trong đó các công trình thủy điện: Thác Mơ đạt cao trình 210,148m, thấp hơn MNDBT 7,85m; Cần Đơn đạt cao trình 106,05m, thấp hơn MNDBT 3,95m; Sok Phu Miêng đạt cao trình 71,43m, thấp hơn MNDBT 0,57m.- Tổng số hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh là 1.327 hộ, tập trung tại các huyện: Lộc Ninh (299 hộ), Phú Riềng (405 hộ), Hớn Quản (305 hộ), Bình Long (250 hộ) trong đó đa số là các hộ đồng bào dân tộc.- Tổng số diện tích cây trồng bị ảnh hưởng hạn hán là 377,15ha trong đó: 213,65 ha cây ăn trái; 48,4 ha cây lúa; 30,3ha cây hồ tiêu; tập trung tại các huyện thị: Bình Long, Lộc Ninh, Hớn Quản.- Diện tích cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng hạn hán là 618,3ha. /uploads/news/2020_03/lua.jpg Ruộng lúa khô hạnTrước tình hình hạn hán trên các địa phương đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước tại các huyện, thị: Lộc Ninh, Phú Riềng, Bình Long, Sở Nông nghiệp và PTNT đã đề nghị các huyện thị cần tập trung triển khai thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình để cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân, do đó các địa phương cần chủ động thực hiện các giải pháp quyết liệt, kịp thời nhằm hạn chế thiệt hại do hạn hán gây ra, cụ thể:- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để người dân chủ động sử dụng nước tiết kiệm, tổ chức huy động nhân dân nạo vét các ao, hồ tích nước nhằm dự trữ nước phục vụ cho sinh hoạt; sử dụng các vật dụng che ẩm, chống bay hơi mất nước cho cây trồng, khuyến cáo sử dụng phương pháp tưới tiết kiệm nước hợp lý, tránh lãng phí.- Hỗ trợ các xe bồn vận chuyển nước đến các điểm dân cư bị hạn hán, những nơi không có nguồn nước, khoan giếng, đào giếng mới để cung cấp nước sinh hoạt cho người dân, đặc biệt là cụm dân cư đồng bào dân tộc, biên giới, thôn/ấp khó khăn.- Thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân đối với những hộ thiếu nước sinh hoạt, diện tích cây trồng bị ảnh hưởng do hạn hán theo quy định để chủ động mua nước sinh hoạt, mua các thùng trữ, hướng dẫn người dân đào giếng, khoan giếng, hỗ trợ xăng dầu bơm tưới vượt định mức…từ nguồn ngân sách địa phương hoặc quỹ phòng, chống thiên tai.
Tác giả bài viết: Trinh Yến
Nguồn tin: Theo Báo điện tử Bình Phước::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây