Bình Phước: Phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh giai đoạn 2013-2020

Thứ ba - 04/11/2014 21:16 1.905 0
Ngày 28/10/2014, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 2313/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh giai đoạn 2013-2020 (gọi tắt là Đề án).
Mục tiêu tổng quát của Đề án là thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo lộ trình và bước đi phù hợp nhằm khắc phục, hạn chế những nhược điểm về cấu trúc kinh tế hiện có, phát huy các thế mạnh vốn có. Đến năm 2020, cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế góp phần thực hiện Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 19/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 – 2020. Theo đó, mục tiêu cụ thể của Đề án là: - Phát huy thế mạnh nông nghiệp của tỉnh nhằm phát triển khu vực nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị tăng và bền vững, phù hợp với cơ chế thị trường, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu ngành, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng phát triển khu vực công nghiệp-xây dựng theo hướng ổn định, bền vững và đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả phát triển, nâng tỷ lệ giá trị tăng thêm trên giá trị sản xuất của cả 3 khu vực kinh tế và hướng đến các cải thiện về mặt quy mô, công nghệ, liên kết sản xuất-tiêu thụ-kinh doanh theo các lĩnh vực chuỗi, ngành hàng trọng điểm, mũi nhọn. -Phát triển đồng bộ, cân đối các yếu tố liên quan về đất đai, nhân lực, thể chế, môi trường. Với những quan điểm rõ ràng, UBND tỉnh đã xác định trọng tâm vào một số lĩnh vực như tái cơ cấu Nông nghiệp, công nghiệp, đầu tư, doanh nghiệp… Đối với ngành Nông nghiệp: tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. + Nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh, độ ổn định và bền vững của các ngành hàng chủ lực trên cơ sở cải thiện hiệu quả của chuỗi giá trị sản xuất-chế biến-kinh doanh nông sản phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, súc sản. Phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững. + Quy hoạch vùng các cây trồng chủ lực của tỉnh như cao su, điều, hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả theo chiều sâu, nâng cao chuỗi giá trị, sản phẩm. + Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát triển bền vững kết hợp thâm canh tăng năng suất để tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh theo định hướng thị trường. +Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp đặc biệt là chăn nuôi quy mô lớn theo hướng trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến, đảm bảo an toàn dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng và môi trường, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu…
Tác giả bài viết: Bích Thảo-VP Sở
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây