Bình Phước: Một số giải pháp thực hiện chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới
Bích Thảo-VP Sở
2015-01-13T20:34:45-05:00
2015-01-13T20:34:45-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tt-chi-dao-dieu-hanh/Binh-Phuoc-Mot-so-giai-phap-thuc-hien-chuong-trinh-MTQG-xay-dung-Nong-thon-moi-827.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Ngày 30/12/2014, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Quyết định số 2913/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 06/02/2013 của Tỉnh ủy về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình nông thôn mới).
Mục tiêu chủ yếu giai đoạn 2014-2015 và định hướng giai đoạn 2020: xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý gắn xây dựng nông thôn mới với tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường văn hóa được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh đã đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới cụ thể như sau: 1. Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới như tuyên truyền, phổ biến từ tỉnh đến cơ sở để mọi người dân hiểu rõ hơn tầm quan trọng của xây dựng nông thôn mới; thường xuyên cập nhật, thông tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay. Phát động phong trào thi đua về nông thôn mới. 2. Đảm bảo nhu cầu vốn thực hiện chương trình: Tùy theo từng giai đoạn để đảm bảo vốn thực hiện (gồm có vốn ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương), vốn lồng ghép các chương trình, vốn tín dụng, vốn huy động doanh nghiệp và các tổ chức khác, vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư). 3. Cơ chế huy động vốn: Thực hiện cơ chế đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện; tăng cường lồng ghép các chương trình, dự án; huy động tối đa nguồn lực tại địa phương ngoài vốn Trung ương hỗ trợ; bố trí một phần kinh phí vượt thu hàng năm (nếu có) của địa phương hỗ trợ chương trình nông thôn mới… 4. Thực hiện các nguyên tắc cơ chế hỗ trợ theo Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 của HĐND tỉnh về mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020; Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 06/05/2013 của UBND tỉnh ban hành quy định mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020. 5. Cơ chế đầu tư: tùy quy mô của công trình để đầu tư đúng; lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực, lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu thầu và có sự giám sát của người dân… 6. Đào tạo cán bộ chuyên trách để triển khai chương trình mục tiêu quốc gia: Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các cấp từ tỉnh đến cơ sở để triển khai hiệu quả chương trình thông qua đào tạo, tập huấn… 7. Hợp tác quốc tế trong xây dựng nông thôn mới: vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và kỹ thuật cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn của tỉnh. 8. Phân công, phân cấp trong điều hành, quản lý chương trình mục tiêu quốc gia từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã./.
Tác giả bài viết: Bích Thảo-VP Sở
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: