Chủ động phòng ngừa ứng phó thiên tai những tháng cuối năm 2022

Chủ nhật - 02/10/2022 23:06 562 0
Vừa qua, UBND tỉnh có Công văn số 2746 yêu cầu các sở, ngành, huyện thị xã, thành phố chủ động chỉ đạo phòng ngừa, ứng phó thiên tai những tháng cuối năm 2022 theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, những tháng cuối năm 2022 thiên tai còn diễn biến phức tạp, khó lường với 08-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên biển Đông, trong đó 03-05 cơn bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến ven biển và đất liền nước ta dồn dập trong tháng 10 và 11 năm 2022; mưa ở Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên đều ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nguy cơ gây ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, nhất là tại Trung Bộ, Tây Nguyên;
Để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả khi xảy ra thiên tai, giảm thiệt hại về người và tài sản, góp phần ổn định đời sống người dân, phát triển kinh tế xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 01/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo chỉ đạo tại Công văn số 1525/UBND-KT ngày 24/6/2022 của UBND tỉnh; tổ chức rà soát kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai, nhất là phương án bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Bên cạnh đó phải theo dõi, nắm sát tình hình, diễn biến thiên tai trên địa bàn, chủ động chỉ đạo, triển khai kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và cứu hộ cứu nạn trong mọi tình huống, bảo đảm phù hợp với thực tế tại địa phương, không để bị động, bất ngờ; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra thiệt hại lớn do chậm trễ, chủ quan trong chỉ đạo, triển khai ứng phó với thiên tai.
Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, đưa ra nhận định sớm, đảm bảo độ tin cậy để thông tin đến các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả; đặc biệt là dự báo sớm các khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp về thiên tai; theo dõi chặt chẽ tình hình Khí tượng thủy văn, diễn biến mưa, lũ, thiên tai để có dự báo, thông báo kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai ở các cấp (tỉnh, huyện, xã).
Các thành viên Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh theo dõi sát tình hình, chủ động đôn đốc, chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực quản lý nhà nước được giao và địa bàn được phân công.
Hình ảnh Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Bù Đăng tổ chức luyện tập
      công tác cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “4 tại chô”
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban phòng, chống thiên tai theo quy định, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình diễn biến thời tiết để tham mưu Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo các địa phương xử lý kịp thời, có hiệu quả trước, trong và sau thiên tai, hạn chế thấp nhất thiệt hại xảy ra; theo dõi, đôn đốc công tác khắc phục hậu quả, phục hồi sau thiên tai; chỉ đạo, kiểm tra giám sát và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả trong sử dụng nguồn lực hỗ trợ, phục hồi tái thiết sau thiên tai.
Tác giả bài viết: Nguyễn Viết Hoàn
Nguồn tin: Chi cục Thủy lợi:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay9,820
  • Tháng hiện tại168,522
  • Tổng lượt truy cập5,945,944
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây