Ngày sách và văn hóa đọc

LỰA CHỌN, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Thứ ba - 24/10/2017 03:40 1.294 0
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 150 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, với chủng loại đa dạng, phong phú. Người chăn nuôi cần lưu ý một số nội dung để lựa chọn và sử dụng thức ăn chăn nuôi như sau:
Trong danh mục do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Đầu tiên người chăn nuôi cần xác định, lựa chọn loại thức ăn nhà sản xuất nào phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và độ tuổi vật nuôi. Việc lựa chọn có thể qua kinh nghiệm từ chăn nuôi thực tế hoặc bằng phương pháp so sánh khi sử dụng thức ăn đồng loại của hai nhà sản xuất khác nhau với cùng lô động vật nuôi hoặc kinh nghiệm từ trang trại chăn nuôi khác. Thức ăn chăn nuôi phải có trong Danh mục do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2012. Đại lý, cơ sở bán uy tín Người chăn nuôi nên mua thức ăn chăn nuôi ở những đại lý hoặc cơ sở uy tín, có ký cam kết kinh doanh thức ăn chăn nuôi không chứa chất cấm với cơ quan thú y, nơi buôn bán thoáng mát, không bị dột, thức ăn chăn nuôi đặt trên giá kệ cao để sản phẩm luôn khô, thông thoáng…vì bảo quản tốt thức ăn chăn nuôi sẽ đảm bảo chất lượng trong thời gian dự trữ cho phép. Bao bì rõ ràng đầy đủ thông tin Xem bao bì, phải ghi đầy đủ các nội dung: nguyên liệu sản xuất, thành phần dinh dưỡng, cách sử dụng, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Không mua, sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng, vì thức ăn có tốt đến đâu nữa, nhưng mỗi sản phẩm đều có thời gian bảo quản nhất định, nếu thức ăn bị ẩm, hư hỏng sẽ bị lên men, tạo thành các loại độc tố (như nấm mốc Aflatoxin) gây hại cho gia súc, gia cầm các bệnh về đường tiêu hóa. Có những trường hợp thức ăn còn hạn sử dụng, nhưng có hiện tượng vón cục, khô cứng thì không sử dụng cho chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hình dạng màu sắc, mùi vị, độ mịn Xem hình dạng, màu sắc, mùi vị, độ mịn của thức ăn. Sản phẩm chất lượng tốt dạng viên có độ đồng đều về cấp hạt; dạng bột có độ mịn cao, có màu sắc đồng nhất và có mùi vị đặc trưng của nơi sản xuất. Sản phẩm kém chất lượng, thông thường có độ mịn, cấp hạt, màu sắc không đồng nhất và có mùi vị khác thường, do nguyên liệu đưa vào chế biến kém chất lượng hoặc không đúng tiêu chuẩn hàm lượng như bao bì đã ghi. Nếu nghi ngờ, có thể lấy mẫu đi phân tích ở những cơ sở được Nhà nước cấp phép. Cách thức thay đổi thức ăn mới Theo kinh nghiệm của nhiều người chăn nuôi, nếu xác định thức ăn đang sử dụng không đảm bảo chất lượng, phù hợp thì phải từng bước thay đổi chủng loại thức ăn khác một cách khoa học. Chia làm 2 bước, bước thứ nhất chia tỷ lệ 1:1 giữa thức ăn cũ và thức ăn mới thời gian từ 5-7 ngày; bước thứ hai mới dùng toàn bộ loại thức ăn mới để tránh sự phản ứng sốc do thay đổi chủng loại thức ăn và hạn chế những bệnh về tiêu hóa. Không sử dụng thức ăn chăn nuôi đã hết hạn sử dụng, có hiện tượng vón cục, khô cứng, bị ẩm mốc. /uploads/news/2017_10/new-picture-38.png Bảo quản thức ăn tại cơ sở chăn nuôi Trong chăn nuôi, ngoài chọn được con giống tốt thì việc lựa chọn, bảo quản và sử dụng thức ăn có đầy đủ dưỡng chất, phù hợp với chức năng sinh lý, lứa tuổi sinh trưởng…là yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Thúy Hồng

Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm liên huyện, thị xã Bù Gia Mập – Phước Long

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,885
  • Tháng hiện tại31,228
  • Tổng lượt truy cập4,594,371
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây