BỆNH HEO TAI XANH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Vũ Thị Thủy
2019-06-17T22:54:40-04:00
2019-06-17T22:54:40-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/ttdvnn/Tu-van-hoi-dap/BENH-HEO-TAI-XANH-VA-BIEN-PHAP-PHONG-TRI-20.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Bệnh tai xanh (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp hay PRRS) là một bệnh truyền nhiễm mới với biểu hiện đặc trưng đồng thời ở hệ sinh sản, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Bệnh làm cho heo bị sảy thai, đẻ muộn ở lượn nái, viêm tinh hoàn ở lợn đực, tiêu chảy, viêm phổi và tai xanh ở lợn con theo mẹ, phát ban, sưng phù mặt, xuất huyết và hoại tử da ở lợn vỗ béo…
Nguyên nhân gây bệnh Nguyên nhân gây bệnh là dovirus VR- 2332 gây ra. Trong tự nhiên, virus lưu hành rộng rãi qua vận chuyển, buôn bán lợn, thụ tinh nhân tạo… chúng tồn tại khá lâu trong phân, nước tiểu, nước ối, xác chết. Virus dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, nhiệt độ cao trên 70 độ C, các thuốc sát khuẩn như Formol 2%, nước vôi 10%, Chloramin.T 1%, B,K.Vet, 2% của PVP.iodine 10%. Trong cơ thể lợn khỏi bệnh, virus có thể tồn tại 17 tuần vì thế đó là nguồn bệnh cực kỳ nguy hiểm2. Dịch tễ học: Bệnh xuất hiện ở tất cả các hình thức chăn nuôi: nuôi nhóm, vừa nhốt vừa thả, thả rông, không phụ thuộc vào quy mô đàn lợn. Bệnh được quan sát thấy ở tất cả các dòng, giống lợn, mọi lứa tuổi, đực và cái. Bệnh lây lan rất nhanh qua các nhiều phương thức (tinh dịch, nhau thai, đường tiêu hóa, hô hấp…).3. Triệu chứng lâm sàng:3.1 Ở lợn nái chửa và nái đẻ nuôi con- Bệnh luôn ở thế cấp, song các diễn biến lại xảy ra một các từ từ bằng sự chảy nước mắt dàn dụa, hắt hơi, sổ mũi. Lợn bệnh lờ đờ mệt mỏi, nằm bẹp hoặc mất điều hòa vận động.- Sốt không cao, 40- 41,5 độ C, đôi khi ngắt quãng. Da phát ban ửng đỏ, đặc biệt là vùng da mềm, bụng bẹn, tứ chi, mõm, tai… sau 4-5 ngày, trên da xuất hiện đôi chỗ bị lở loét và tăng nặng dần theo thời gian bị bệnh.- Sau khi phát bệnh 2-5 ngày, lợn nái chửa bị sảy thai, đặc biệt vào cuối kỳ II hoặc đẻ non, đẻ sớm nhưng cũng có một số nái đẻ chậm (sau 114 ngày) tới 5-7 ngày, thậm chí 7-10 ngày.- Thai chết nhợt nhạt, trên xác có một số đám bị thối rữa.- Số lợn con từ các nái bệnh đẻ ra do sảy thai, do đẻ sớm hoặc đẻ chậm phần lớn là đã chết hoặc sẽ chết yểu. Số sống sót ngơ ngác không linh hoạt, chân yếu, đi lại không vững nên phải chạng rộng chân. Điều đặc biệt là xen kẽ các thai bị chết thì có một số thai vẫn phát triển hầu như bình thường.- Trong số các nái bệnh thấy một số bị táo bón, một số bị tiêu chảy, chúng vẫn thèm ăn nhưng ăn một cách đỏng đảnh (lúc ăn lúc không ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn).- Viêm phổi là bệnh lý đặc trưng, luôn thấy ở những nái bị sảy thai hoặc đẻ nọn, đẻ chậm. Các biểu hiện của viêm phổi giống như ở bệnh suyễn: lợn ốm, thở khó khăn, thở dốc, thay đổi cách thở từ thể ngực sang thể bụng. Một số trường hợp còn thấy sổ mũi, chảy mủ hoặc máu cam…3.2 Ở lợn đực giống- Cũng giống như lợn nái chửa hoặc lơn nái nuôi con, lợn đực bị bệnh cũng lờ đờ, chảy nước mắt, mõm khô và sốt cao, da phát ban đỏ, bí đái. Bìu đài lúc đầu nóng, đỏ sau chuyển sang lạnh, tím tái, một số con bị mất cân bằng về độ lớn giữa hai hòn cà.- Tinh trùng loãng, lợn không chịu nhảy đực.- Chúng bỏ ăn dần và thể trạng sụt kém nhanh do viêm phổi nặng.3.3 Ở lợn con theo mẹKhác với lợn nái chửa và nái đẻ, bệnh xảy ra đột ngột, diễn biến nhanh ở lợn con theo mẹ với các triệu chứng điển hình là:Chết ngay sau khi sinh vài giờ, số sống sót thì:- Viêm phổi nặng, kèm theo tiêu chảy. Lúc mới bệnh, lợn bồn chồn đau bụng, đi lại lung tung.- Phát ban đỏ phần da mềm: bụng, bẹn, hang, mõm, tai, chỉ sau vài ba ngày các đám phát ban đỏ ở rìa tai trở nên xanh tím và từ đây bệnh có tên là bệnh Tai xanh.- Lợn con ủ rũ, đói dẫn đến gầy, lông xù, chân cong, thở dốc và thở thể bụng như bệnh suyễn.- Mí mắt sưng húp, viêm kết mạc.- Hầu như tất cả lợn bệnh đều bị tiêu chảy rất nặng, phân dính đít. Lợn mệt mỏi, hay nằm, yếu dần và chết.- Tỷ lệ chết cao, lên tới 100%.3.4 Ở lợn cái sau cai sữa, lợn vỗ béo nuôi thịt hoặc nuôi làm giống và nái không chửaCũng giống như lợn con theo mẹ, bệnh phát ra đột ngột, lây lan nhanh và có các biểu hiện:- Sốt cao 40- 41,5 độ C, mũi khô, lờ đờ, mệt mỏi, hay nằm.- Phát ban đỏ phần da mềm nhất là mõm, tai, bụng, bẹn.. đặc biệt là ở rìa tai tím tái (tai xanh) hoặc phát ban đỏ toàn thân.- Lợn bệnh nằm tụm đống, thở dốc và rất dễ mệt khi xua đuổi do viêm phổi nặng, thậm chí thấy mốt số con ngồi thở như chó ngồi (thở thể bụng) giống hệt như bệnh suyễn, tim đập nhanh, lợn dễ bị đột quỵ và chết do trụy hô hấp.- Đa phần lợn ốm đều bị sưng tấy đỏ mí mắt, sau vài ngày chuyển thành màu thâm, mắt lõm sâu tạo cảm giác như lợn đeo kính, từ đây bệnh còn có tên là Bệnh lợn đeo kính.- Nhiều trường hợp chúng đứng lên nằm xuống khó khăn hoặc do bị bại mông, yếu chân sau.- Lợn rất muốn ăn nhưng ăn kém, nhiều con bị táo bón, song cũng có nhiều trường hợp bị tiêu chảy (táo bón/tiêu chảy/bình thường khoảng 30/30/30%).- Bệnh kéo dài hàng tuần. Tỷ lệ chết không đáng kể, nhưng do PRRS rất dễ bị bệnh thứ phát và phụ thuộc vào bệnh thứ phát để có thêm các nét đặc thù về lâm sàng và bệnh tích, khi đó tỷ lệ chết khá cao.4. Bệnh tích.Bệnh tích đặc trưng ở lợn bị PRRS thuộc tất cả các lứa tuổi là viêm phổi.Phổi bị viêm hoại tử có thể thấy ở bất cứ thùy nào của phổi và không đối xứng, trong khi ở bệnh suyễn thùy phối bị viêm đối xứng.Thùy bị bệnh có màu xám đỏ, viêm có mủ tạo thành cục rắn chắc (nhục hóa). Khi cắt ngang thùy bị bệnh, ta thấy mô phổi bị lồi ra, nhu mô có màu giống như tuyến ức và khi nắn bóp thấy có nhiều bọt, dịch đỏ hoặc mủ chảy ra. Khi bỏ miếng phổi vò nước thì phổi bị chìm (phổi bị chìm khi 2/3 thể tích phồi nằm dưới mặt nước hoặc cả miếng phổi bị nằm dưới mặt nước).Thông thường viêm phế quản phổi thấy nhiều nhất ở thùy đỉnh, sau đó là các thùy sát với cơ hoành, các thùy khác ít hơn.+ Lợn nái: Ngoài bệnh tích ở phổi, còn thấy các biến đổi ở đường sinh dục, thai chết lưu, thai chết yểu, có thể có viêm âm đạo và tử cung.+ Lợn đực giống: bìu dái thâm tím, lạnh. Các tinh hoàn có độ lớn không đều, mổ ra thấy xung huyết.+ Lợn con theo mẹ, lợn sau cai sữa còn có thêm bệnh tích đường tiêu hóa từ viêm đến xuất huyết hoại tử.Về tổ chức học: trong phế nang chứa đầy dịch viêm và đại thực bào, tế bào khổng lồ đa nhân, xuất hiện nhiều tế bào phế loại 2 (pneumocyte) làm cho phế nang nhăn lại, tiếu phế quản bị hoại tử, các tế bào hình hộp biến mất nhường chỗ cho tế bào mô tăng sinh.5. Điều trịAn thần, hạ sốt cho heo bằng các loại thuốc: Acepromazin hoặc Analgin CDùng kháng sinh có phổ rộng, cùng một lúc tác dụng chống viêm do đa căn nguyên ở hệ sinh sản, hô hấp, tiêu hóa nhưng an toàn cho thai, có tác dụng điều trị viêm phổi và tiêu chảy. Đó là: Vidan.T, Tialin.Thái, Macavet, Flodovet, Linco- Gen, Ceftiofur…Cần phải nâng cao sức đề kháng cho lơn bệnh nhất là lợn con theo mẹ và nái sinh sản. Các thuốc bổ phù hợp là các thuốc chứa selen, vitamin A.D.E, chứa methionin và canxi..Phương pháp điều trị có sự uyển chuyển để phù hợp với mỗi đối tượng lợn bệnh.6. Phòng bệnhBiện pháp tổng vệ sinh thú y phải luôn được chú trọng, thường xuyên khử trùng tiêu độc bằng PVP.iodine và diệt côn trùng, chuột.Nếu bệnh xảy ra ở quy mô cục bộ trong một gia đình, một trại, một thôn thì cần thiết tiến hành tiêu hủy, bao vây, dập dịch nghiêm ngặt.Lợn khỏe trong khu vực ngoài ổ dịch phải tiêm ngay vacxin BLS- PS.100 của Singapo hoặc vacxin PRRS/Repro hay PRRS.MLV/pac PRRS với liều 2ml/con hoặc các loại sau:+ Ingelvac PRS.KV – vacxin vô hoạt.+ Ingelvac PRS.KV – vacxin sống nhược độc 2ml/con lúc 3 tuần tuổi và 18 tuần tuổi.+ Porcillis PRRS chủng DV.Việc chủ động bảo vệ cho lợn trong trại bằng vacxin được triển khai như sau:+ Tiêm BSL- PS.100 cho lợn con lúc đầu 3 tuần tuổi, sau đó tiêm nhắc lại lúc 6 tuần tuổi.+ Đối với lợn nuôi làm giống thì tiêm lại lần 3 lúc 18 tuần tuổi và 15 ngày trước khi phối giống.+ Đối với nái chửa thì tiêm vacxin 30 ngày trước khi đẻ.+ Đối với lợn đực giống cũng phải tiêm vacxin 30 ngày trước khi lấy tinh hoặc nhảy đực trực tiếp.Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất được vacxin sống nhược độc chống bệnh tai xanh. Vacxin tiêm lần 1 lúc lợn đang theo mẹ, lần 2 sau 3 tháng tuổi thì tiêm nhắc lại. Tuy nhiên việc triển khai áp dụng vacxin chống PRRS được hiểu chỉ là một giải pháp dập dịch, chứ không ngăn ngừa được bệnh.
Tác giả bài viết: Vũ Thị Thủy
Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN