MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI VỀ DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI
Quang
2019-09-23T03:13:40-04:00
2019-09-23T03:13:40-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/ttdvnn/Tu-van-hoi-dap/MOT-SO-CONG-NGHE-MOI-VE-DINH-DUONG-TRONG-CHAN-NUOI-68.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/ttdvnn/2019_09/co_1.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Để giúp người chăn nuôi tiếp cận một số công nghệ mới nhất là về dinh dưỡng trong chăn nuôi. Chúng tôi xin giới thiệu một số công nghệ sau:
Men ủ vi sinh hoạt tính: Trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi hiện nay, tỷ lệ các chất bột như cám gạo, bột ngô, bột sắn… phải chiếm tới trên 80%; Nếu phần cám, bột ngô, bột sắn này không được làm chín thì chăn nuôi sẽ kém hiệu quả vì thức ăn không được tiêu hóa tốt do vậy tiêu tốn và chi phí thức ăn lớn. Các động vật nuôi như lợn, gia cầm, cá …cũng giống con người chỉ tiêu hóa hấp thu tốt thức ăn khi được làm chín. Chúng ta đã biết làm chín rau cải, thịt lợn sống, tôm sống để làm thành các món ăn ngon dễ tiêu là dưa, nem chua, mắm chua… Đó là phương pháp lên men thức ăn nhờ có các vi sinh vật có lợi có sẵn trong tự nhiên (trong nước và không khí). Trong chăn nuôi, để lên men làm chín cám, bột ngô, bột sắn… nhanh hơn, tốt hơn thì không dùng vi sinh vật trong tự nhiên mà cần một nhóm vi sinh vật có lợi được chọn lọc thuần khiết, thông qua một quy trình sản xuất chặt chẽ để tạo ra chế phẩm “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH”. Sử dụng thức ăn lên men bằng “ MEN VI SINH HOẠT TÍNH” sẽ đạt được hiệu quả: Sinh trưởng phát triển tốt, tăng trọng nhanh; Giảm tiêu tốn và chi phí thức ăn. Có thể sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có, giá rẻ để chăn nuôi thay vì sử dụng thức ăn hỗn hợp sẵn nên cũng góp phần giảm chi phí thức ăn; Giảm được tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường ruột nên giảm chi phí thuốc; Tạo môi trường trong sạch, ít bị ô nhiễm: Lượng phân thải ít, phân ít thối; Nâng cao hiệu quả kinh tế.- Phương pháp chế biến rơm tươi cho gia súc: Có thể nói rơm là một thành phần chủ yếu trong khẩu phần ăn của Trâu Bò và các loại gia súc nhai lại ở nước ta, nhất là vào mùa khô ở các tỉnh thành phía Nam. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng rơm cho trâu bò còn hạn chế vì những lý do sau:(1) Giá trị dinh dưỡng của rơm thấp (hàm lượng Protein thấp và xơ thô cao).(2) Dễ bị nấm mốc, nhất là rơm tươi.(3) Rất cồng kềnh, khó vận chuyển.Để giải quyết 3 vấn đề trên, tập thể tác giả thuộc Viện Chăn Nuôi đã tiến hành nghiên cứu và bước đầu cho kết quả khả quan công nghệ chế biến rơm, đặc biệt là rơm tươi theo phương pháp đóng bánh tại xã Liêu Tú, huyện Long phú, Sóc trăng và Trung tâm thực nghiệm Nông nghiệp Đồng Tháp mười, Long An. Qui trình công nghệ như sau : Rơm tươi được thu gom ngoài đồng --à Phun, tưới nước pha Urê đều vào rơm theo tỷ lệ 4% Urê và 20% nước --à Ép khối bằng máy ép, khối lượng 15-18 kg/khối (kích thước 60X40X40 cm) -à Buộc chặt bằng dây đai --à Cho vào bao nylon ( 2 khối /bao) --à Cho tiếp vào bao gai và may miệng bao lại --à Dự trữ ở nhiệt độ bình thường. Sản phẩm rơm sau khi chế biến theo qui trình trên có màu vàng sẫm, mùi amoniac nồng, không có mốc trắng và đặc biệt là hàm lượng Protein tăng 2,11 lần; phẩm chất, chất lượng rơm tốt vẫn giữ được sau 60 ngày bảo quản. Kết quả thử nghiệm sản phẩm tại trang trại bò thịt của ông Nguyễn Thanh Bình, xã Liêu tú, Long Phú, Sóc Trăng cho thấy với khẩu phần thay thế 50% cỏ tự nhiên bằng sản phẩm rơm tươi ủ urê đã làm tăng trọng trong 3 tháng thí nghiệm của lô thí nghiệm đạt 29 kg, trong khi đó lô đối chứng là 16 kg; Chi phí thức ăn/kg trọng lượng (theo đơn giá cuối năm 2007) ở lô thí nghiệm là 15969 đ so với 23164đ ở lô đối chứng, tiết kiệm khoảng 30%. Như vậy việc sử lý rơm tươi bằng urê và đóng bánh không những đã làm tăng giá trị dinh dưỡng của rơm, tăng thời gian bảo quản, thuận tiện khi bảo quản do chiếm ít diện tích mà còn làm tăng khả năng tăng trọng của bò thịt, giảm chi phí thức ăn trong chăn nuôi.2. Đá liếm cho gia súc nhai lạiNhu cầu khoáng đa lượng, vi lượng cho gia súc nhai lại rất lớn nhưng thức ăn cho gia súc nhai lại có nguồn gốc thực vật nên thường thiếu khoáng. Việc bổ sung từng chất khoáng riêng lẽ gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp vì, những chất khoáng, nhất là khoáng vi lượng chỉ cần một số lượng rất nhỏ nên rất khó định lượng và không chính xác. Vì vậy, để bổ sung khoáng cho gia súc nhai lại người ta thường phối hợp nhiều loại khoáng với nhau theo một tỷ lệ nhất định dưới dạng premix hay đá liếm. Premix dùng để trộn vào thức ăn tinh cho gia súc nhai lại rất tốt, nhưng không kiểm soát được hàm lượng khoáng. Đá liếm đơn giản, dễ thực hiện và có nhiều ưu điểm hơn. Đây là một tiến bộ khoa học hữu hiệu nhất về việc bổ sung khoáng cho gia súc nhai lại.3.Giống cỏ mới :Cây cao lương cho BòĐó là 3 giống cỏ Sorghum và Pearl Millet (CFSH 30, CSSH 45 và CFPM 101) đã được Cục Trồng trọt chấp nhận cho trồng đại trà tại Việt Nam. Cỏ Sorghum và Pearl Millet (còn gọi là cây cao lương và kê lai) từ ngàn năm trước được gieo trồng làm thức ăn cho người. Nay được GS.TS Om Dangi lai tạo và Cty EARC (Canada) SX đạt năng suất cao để làm thức ăn thô xanh cho gia súcChỉ số khả năng tiêu hóa của cỏ Sorghum (nhai lại và hấp thụ vật chất khô) tương đương với cây ngô nhưng năng suất rất cao, tùy theo loại đất mà đạt từ 25 - 45 tấn/ha/lần thu h oạch, mỗi năm cho 3 lần thu hoạch/vụ gieo (thời gian thu hoạch/lần cắt là khoảng 30 ngày). Điểm vượt trội của các loại cỏ lai này là không có độc tố Prussis Axid, loại độc tố thầm lặng gây ngộ độc sảy thai ở bò. Đây là những giống cỏ mới hứa hẹn sẽ ngăn chặn tình trạng thiếu hụt trầm trọng cả về số lượng và chất lượng nguồn thức ăn thô xanh cho gia súc nhai lại, đặc biệt là bò sữa, bò thịt tại Việt nam. Nếu trồng cỏ Sorghum hoặc Pear Millet trước, sau đó trồng xen canh gối vụ /uploads/ttdvnn/2019_09/co.jpg Giống cỏ cao lương BMR là giống cỏ sinh trưởng và phát triển nhanh cho cây thuốc lá, dâu tươi, cà chua… bà con có thể tin rằng không phải dùng thuốc trừ sâu.Dùng các nhóm chất bổ trợ tế bào gan như Sorbitol, sinh tố nhóm B, inositol, Selen, Methionin để tăng hoạt động của gan, chuyển hoá tốt Caroten thành vitamin A, tăng dự trữ caroten ở gan…nhờ đó caroten không tụ ở mô mỡ, mô cơ, giúp thịt cá basa, cá tra trở nên trắng không bị vàng. Nếu vàng thịt do chức năng gan bị đình trệ, ứ mật, thì không sử dụng các chất nêu trên để tẩy trắng thịt cá được.4. Sử dụng hợp chất canxi phosphore, sinh tố C, DGiúp vật nuôi tạo xương tốt ở giai đoạn tăng trưởng; xương dài đến đâu mô cơ sẽ phát triển đến đó nên tỉ lệ nạc trong cơ thể vật nuôi sẽ tăng cao tối đa. Nếu thiếu các chất trên xương phát triển chậm, hệ cơ phát triển kém nên vật nuôi ít nạc nhiều mỡ (tỉ lệ nạc/thể trọng vật nuôi gảim thấp). Phosphore cũng là chất cần thiết để tạo nạc cho vật nuôi như heo, gà, cá…5. Sinh tố E, C, SelenCung cấp đủ sinh tố E, C, Selen,…các chất này làm cho thịt vật nuôi không ứ nước, mềm nhão mà đạt độ săn chắc, ngon miệng, tỉ lệ nạc pha lọc trên heo, cá tốt hơn6. Phân hoá tố (Enzyme)Các enzyme có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, giúp tiêu hoá tốt hơn các cơ chất như protein, chất béo, tinh bột, xơ…nhờ đó thức ăn được vật nuôi sử dụng hiệu quả hơn. Khi vật nuôi bị stress (khích cảm) như cai sữa, lạ chuồng, vận chuyển, lạ thức ăn, khí hậu bất lợi…thì các enzyme giúp vật nuôi tiêu hoá tốt hơn, đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể sử dụng, không bị mất sức…Các enzyme thông dụng hiện nay;Amylase: để tiêu hoá tinh bột.Proteinase: để tiêu hoá protein.Lipase: để tiêu hoá chất béo.Cellulase: để tiêu hoá chất xơ.Phytase: để tiêu hoá phytin tạo phospho dễ hấp thụ từ ngũ cốc.Xylanase: để tiêu hoá xylan.Pectinase: để tiêu hoá pectin.Các enzyme thường không chịu nhiệt quá 70oC, vì vậy khi ép nóng quá nhiệt độ trên dễ làm mất tác dụng.7. Công nghệ vi bọc (micro capsule):Các chất sinh học như sinh tố, vi khoáng, enzyme, vi sinh vật…thường dễ hư hỏng do nhiệt độ, ánh sáng và các chất oxy hoá nên cần được bọc phủ bằng các chất trơ, hoặc các chất chịu nhiệt để bảo vệ khi tồn trữ, vận chuyển hay đi qua axit của dạ dày… Khi được vi bọc, các chất sinh học sẽ dược phá bọc ở ruột non để hấp thụ ngay vào cơ thể vật nuôi, nhờ vậy hoạt tính gần như không bị giảm sút hay biến tính. Hiện nay các chất vi bọc thường được sử dụng để bọc là: - tinh bột - gelatin - protein… tuỳ theo mục đích bảo quản mà sử dụng chất bọc thích hợp: ví dụ nếu bọc bằng tinh bột thì tinh bột chỉ bị thuỷ phân nhờ Amylase ở dịch tuỵ tiết vào ruột non, chất được bọc sẽ được giải phóng ở ruột non và hấp thụ ngay. Nếu bọc bằng gelatin hay protein thì vi bọc sẽ bị pepsin ở dạ dày phân giải, giải phóng chất bọc ở dạ dày và dễ bị axit HCl phân huỷ trước khi xuống ruột non để hấp thu.Ngoài ra các chất vi bọc còn giúp bảo vệ chất sinh học được bọc: khi qua dây chuyền ép nóng, sức nóng chỉ phá hỏng vỏ bọc mà không làm hư họng chất sinh học được bọc.