Chào mừng 30.4

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI

Thứ hai - 14/10/2019 22:13 2.044 0
1. Thời vụ trồng:Trồng đầu mùa mưa để tiết kiệm công tưới hoặc trồng cuối mùa mưa.- ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên bắt đầu trồng từ tháng 6-7.- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, bắt đầu trồng thường vào tháng 8 - 9. 2. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng:- Vùng ĐBSCL: Nên làm mô (ụ đất) trước khi trồng ít nhất 4 tuần, đất làm mô trồng thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi bồi ven sông phơi khô. Mô nên cao 40 cm-60 cm và đường kính 80 cm-100 cm, giữa mô đất sẽ đào hố có kích thước nhỏ hơn để trồng cây. Trộn đều đất mặt với 20-30kg phân chuồng hoai 1kg phân super lân và 0,5kg vôi cho vào hố. Khi trồng, dùng dao cắt đáy bầu, đặt cây xuống giữa hố đã đào trước đó sao cho mặt bầu ngang mặt mô, rạch theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên và lấp đất, tưới nước đủ ẩm.- Vùng Miền Đông, Duyên Hải Nam trung Bộ và Tây Nguyên: Đào hố trước khi trồng 4 tuần, kích thước hố dài x rộng x sâu(1 x 1 x 0,7m). Trộn đều lớp đất mặt với 20-40 kg phân chuồng hoai, 1 kg phân super lân và 0,5 kg vôi cho vào hố và gom đất mặt đắp mặt hố thành mô cao 20-40 cm để tránh đọng nước vào mùa mưa. Cách trồng cũng tương tự như ở ĐBSCL.- Khi đặt cây phải xoay cành ghép hướng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con.- Không được lấp đất đến vị trí mắt ghép. 3. Tủ gốc giữ ẩm:Cần phải tủ gốc để giữ ẩm trong mùa hè bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20 cm, tránh cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp một lượng dinh dưỡng cho đất. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng hoa màu để tránh đất bị xói mòn. 4. Phân bón:Tùy theo loại đất, giống, giai đoạn sinh trưởng mà bón lượng phân cho cây thích hợp.4.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản:Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây 1-3 năm tuổi), phân bón được chia làm nhiều đợt (3-5 đợt). Trong 6 tháng đầu sau khi trồng có thể dùng 40 g Urê pha trong 8 lít nước tưới gốc mỗi tháng /1 lần.Bảng 1: Liều lượng bón phân cho cây có múi ở thời kỳ kiến thiết cơ bản file:///C:/Users/MRQUAN~1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.gif Phân bón Năm Liều lượng (g/cây/năm) N Tương đương Urê P2O5 Tương đương Super lân K2O Tương đương KCl 1 2 3 50-90 100-150 150-250 108-195 217-326 326-543 20-40 50-70 80-100 121-242 303-424 484-606 20-40 50-90 100-140 33-66 83-150 166-233 4.2. Thời kỳ khai thác:Cây chanh: Thời kỳ bón phân được chia làm 3 lần:- Sau khi thu hoạch quả một tuần bón: 25% đạm +25 % lân + 10 kg phân hữu cơ.- Bón phân bốn tuần trước khi cây ra hoa: 25% đạm + 50 % lân + 30% kali.- Sau khi đậu quả và giai đoạn phát triển quả bón: 50% đạm + 25 % lân + 70% kali.- Giai đoạn nuôi quả, lượng phân nên chia làm 2-3 lần để bón tùy theo mức độ phát triển của quả. Cây cam, quýt và bưởi: Các thời kỳ bón phân như sau:- Sau khi thu hoạch một tuần bón: 25% đạm+ 25% lân + 5-20 kg hữu cơ/gốc/năm.- Bón phân bốn tuần trước khi cây ra hoa bón: 25% đạm + 50% lân + 30% kali.- Sau khi quả đậu và giai đoạn quả phát triển bón: 50% đạm + 25% lân + 50% kali.- Một tháng trước thu hoạch bón : 20% kali. Giai đoạn quả phát triển, lượng phân nên bón làm nhiều lần và tùy theo mức độ đậu quả và sự phát triển của quả. Hằng năm nên bón bổ sung canxi (dạng phân Ca(NO3 )2 ) để tăng thêm phẩm chất của quả. Bảng 2: Liều lượng bón phân cho cây có múi ở thời kỳ khai thác(Bón theo năng suất thu hoạch của vụ quả trước, kg /cây) file:///C:/Users/MRQUAN~1/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.gif Phân bón Năng suất thu hoạch vụ trước Liều lượng (g/cây/năm) N Tương đương urê P2O5 Tương đương Super lân K2O Tương đương KCl 20kg/cây/năm 300 652 150 909 225 375 40kg/cây/năm 500 1086 250 1515 375 625 60kg/cây/năm 600 1304 300 1818 450 705 90kg/cây/năm 800 1739 400 2424 600 1000 120kg/cây/năm 1000 2173 500 3030 750 1250 150kg/cây/năm 1200 2608 600 3636 900 1500 6.3. Phương pháp bón:- Vùng ĐBSCL: Đào rãnh xung quanh gốc theo chiều rộng của tán cây, rãnh sâu 10- 15 cm, rộng 10- 20 cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước.- Miền Đông, Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên: Dựa theo hình chiếu tán cây đào những hố xung quanh gốc, sâu 20- 30 cm, rộng 20- 30 cm, cho phân vào lấp đất lại và tưới nước hoặc áp dụng bón rãnh như vùng ĐBSCL.Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc sới nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân và lấp đất, tưới nước đủ ẩm. Có thể sử dụng phân chế biến từ sản phẩm phụ của tôm, cá, phân dơi để tưới hoặc bón cho cây có múi. Phân bón lá nên phun 4 -5 lần/vụ, ở giai đoạn sau khi quả đậu và giai đoạn quả bắt đầu phát triển nhanh, mỗi lần phun cách nhau 15 ngày. 5. Xử lý ra hoa:Cây có múi thường phân hóa mầm hoa trong điều kiện khô hạn, bằng cách không tưới nước trong một thời gian nhất định giúp cho cây phân hoá mầm hoa tốt.5.1Xử lý ra hoa trên cây cam quýt:Sau khi thu hoạch xong tiến hành vệ sinh vườn như: cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, làm cỏ, quét vôi gốc, phun thuốc phòng ngừa sâu bệnh... Sau đó bón phân lần 1 với liều lượng tùy thuộc vào sự sinh trưởng và tuổi cây.Chú ý: Lượng nước tưới vừa phải, nếu quá thừa cây sẽ ra đọt non ảnh hưởng đến việc xử lý ra hoa sau này (hoa sẽ ra muộn hơn). - Cách 1: (Áp dụng cho vùng miền Đông, Duyên Hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên): Sau khi bón phân lần 2, từ khoảng 15/2 dương lịch ngừng tưới nước cho tới 5/3 dương lịch (20 ngày) thì bắt đầu tưới trở lại, mỗi ngày 2-3 lần và tưới liên tục 3 ngày liền, đến ngày thứ 4, tưới mỗi ngày/1lần, 7-15 ngày sau khi tưới trở lại cây sẽ ra hoa, thời gian này tưới cách ngày.- Cách 2: (Áp dụng cho vùng ĐBSCL): Cây cần bón phân lần hai trước 15/2, líp được tưới đẫm nước (có thể kết hợp với vét bùn lên líp một lớp dày 2-3 cm), mực nước trong mương ở mức thấp nhất trong năm (chú ý: mực nước phải trên tầng phèn tiềm tàng), khoảng 20-25 ngày (nếu vét bùn thì biểu hiện là mặt bùn khô, nứt nẻ) thì tiến hành tưới trở lại giống như cách 1, sau khi tưới trở lại 7-15 ngày cây sẽ ra hoa với biện pháp kỹ thuật này sẽ cho thu hoạch vào tháng 1-2 của năm sau (Tết Nguyên Đán).5.2. Xử lý ra hoa trên cây chanh:a) Tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa: Chanh có thể ra hoa quanh năm nhưng tập trung vào mùa xuân (mùa thuận), muốn chanh có quả mùa nghịch thì phải tiến hành chăm sóc bón phân để cây ra hoa tháng 9,10.Qui trình có thể tóm tắt như sau:-Đầu tháng 7 dương lịch bón phân: 0,5-1 kg (Urê+ DAP+Kali)/gốc (tùy theo tuổi và tình trạng sinh trưởng) theo tỷ lệ: 1 Urê +2 DAP +2 Kali, sau đó tưới nước đủ ẩm. Khoảng 15 ngày sau khi bón phân sẽ rụng khoảng 20- 30% tổng số lá trên cây chanh, ngừng tưới nước kéo dài khoảng 15- 20 ngày. - Đến cuối tháng 7 thì tiến hành tưới nước trở lại, hai ngày đầu tưới 2- 3 lần/ngày sau đó giảm 1lần/ ngày.- Những ngày đầu tháng 8 cây sẽ trổ hoa, khoảng 20 ngày sau quả đậu. Khi quả lớn đường kính khoảng 0,5 cm -1 cm thì bón phân và liều lượng cho mỗi gốc 0,2-0,5 kg (Urê+DAP+ kali) cũng theo tỷ lệ 1:1:1. Sau đó mỗi tháng bón 2 lần: vào ngày 15 và 30 của tháng (bón 2 tháng như vậy).b) Sử dụng Urea phun lên lá: Ban đầu cũng chăm sóc như cách 1, tuy nhiên có sử dụng 1 kg Urê pha trong bình 8 lít nước xịt thẳng lên lá, sau vài ngày lá sẽ rụng khoảng 30- 50% tổng số lá trên cây, sau đó cũng ngưng tưới như cách trên.Khoảng cuối tháng 7 dương lịch phun Flower-95 hoặc Thiên nông (kích thích ra hoa, quả) lên lá (liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn phân bón lá). Sau đó tưới nước như cách 1.Áp dụng phương pháp trên thì thu hoạch quả từ tháng 1 - 3 của năm sau.5.3. Xử lý ra hoa trên cây bưởi:Bưởi cần thời gian khô hạn để phân hoá mầm hoa, cần tạo sự khô hạn để bưởi ra hoa trong thời gian cần thiết. Thời gian tạo khô hạn kéo dài 20- 30 ngày vào tháng 12 và tháng 01 năm sau, thu hoạch quả vào Tết Trung Thu (vụ nghịch khoảng tháng 7-8 dương lịch) hoặc xử lý tháng 4-6 dương lịch thu hoạch quả vào tết Nguyên Đán (vụ thuận khoảng tháng 12 và tháng 01 năm sau). Trước khi tạo sự khô hạn nhân tạo, cây cũng đã được bón phân lần 2 (trước khi ra hoa). Trong mùa mưa, dùng vải nylon phủ chung quanh gốc cũng có thể tạo sự khô hạn để xử lý ra hoa. 6. Neo tráiĐến thời điểm thu hoạch vẫn có thể neo quả được trên cây từ 15-30 ngày bằng cách dùng Urê hoặc các loại phân bón lá trong thành phần có các kích thích tố thuộc nhóm Auxin, Gibberellin phun thẳng lên quả. 7.Tỉa cành và tạo tán7.1.Tạo tán: Tạo cây có dạng hình tim mở tự nhiên sẽ cho năng suất cao và ổn định lâu dài, các bước như sau:Từ vị trí mắt ghép (trên gốc ghép) trở lên khoảng 50-80 cm thì bấm bỏ phần ngọn, mục đích để các cành bên phát triển. Chọn 3 cành khoẻ, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hướng tương đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Cành cấp 1 cùng với thân chính tạo thành một góc 35-40°. Từ cành cấp 1 sẽ phát triển các cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành. Cành cấp 2 phải để cách thân chính 15-30 cm và cành này cách cành khác 20-25cm và cùng cành cấp 1 tạo thành một góc 30-35° . Từ cành cấp 2 sẽ hình thành những cành cấp 3. Cành cấp 3 không hạn chế về số lượng và chiều dài nhưng cần loại bỏ các cành mọc quá dày hoặc yếu. Sau 3 năm cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch.7.2. Tỉa cành: Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang quả (thường rất ngắn khoảng 10-15 cm), cành bị sâu bệnh, cành yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả, các cành đan chéo nhau; đồng thời cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời gian cây đang mang quả. Chú ý cần phải khử trùng dụng cụ bằng nước Javel hoặc cồn 90o trước khi tỉa cành, tạo tán. 8.Phòng trừ sâu, bệnh hại: 8.1.Phòng trị sâu hại:8.1.1. Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella Stainton)Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, tỉa cành cho các đợt ra lộc tập trung, chóng thành thục, hạn chế được phá hại của sâu. Sử dụng Actara 25 WG với liều lượng 1g/bình 8 lít; dầu D.C. Tron Plus nồng độ 0,5-0,75% hoặc Karate 2.5 EC liều lượng 20ml/ bình 8lít; Lannate 40 SP 20g/ bình 8 lít; Selecron 500 EC phun lên lá.8.1.2. Rầy mềm (Toxoptera sp.)Biện pháp phòng trừ: Phun định kỳ các đợt lộc của cây bằng các thuốc bảo vệ thực vật như: Supracide 40 ND liều lượng 1-15 ml/ bình 8lít; Actara 25 WG 1g/bình 8 lít; Trebon 10 ND 10-15ml/ bình 8lít; Bassa 50 ND 20ml/ bình 8 lít phun lên lá.8.1.3. Rầy chổng cánh (Diaphorina citri Kuwayama)Rầy chổng cánh là tác nhân truyền bệnh vàng lá greening gây hại trầm trọng trên cây có múi.Biện pháp phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng để phát hiện sự hiện diện của rầy trong vườn. Trồng cây chắn gió để hạn chế rầy từ nơi khác xâm nhập vào vườn. Tỉa cành để các đợt đọt non ra tập trung, sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật như: Supracide 40 ND liều lượng 1-15 ml/ bình 8lít; Actara 25 WG, 1g/bình 8 lít; Confidor, Trebon 10 ND 10-15ml/ bình 8lít; Bassa 50 ND 20ml/ bình 8 lít phun lên lá.8.1.4.Nhện.Biện pháp phòng trừ: Phun dầu D.C Tron Plus nồng độ 0,5-0,7% hoặc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật như: Pegasus 500 DD 10 ml/bình 8 lít Vertimec 1.8 ND 10 ml/ bình 8 lít; Rufast 3 ND; Nissorun 5 EC; Kumulus 80 DF phun lên lá. 8.2. Phòng trị bệnh hại:8.2.1. Bệnh Vàng lá greening:Bệnh do vi khuẩn gram âm (Liberibacter asiaticus) làm phá hủy mạch dẫn libe. Bệnh lan truyền chủ yếu do cây giống đã nhiễm bệnh (chiết, tháp, lấy mắt ghép từ cây bị bệnh). Mầm bệnh không lưu truyền qua trứng rầy hay hạt giống.Biện pháp phòng ngừa: Trồng cây sạch bệnh, phòng trừ rầy chổng cánh ở những lần cây ra đọt non. Không nhân giống từ những cây bị bệnh, trồng cây chắn gió để ngăn chặn rầy từ nơi khác đến.8.2.2. Bệnh thối gốc chảy nhựa:Bệnh do nấm Phytopthora sp. gây ra.Biện pháp phòng trị: Đất trồng phải thoát nước tốt, không tủ cỏ rác hay bồi bùn sát gốc, trong quá trình chăm sóc tránh gây thương tích vùng gốc và rễ. Theo dõi phát hiện bệnh sớm, cạo sạch vùng bệnh, bôi các thuốc bảo vệ thực vật như: Ridomyl MZ-72 BHN pha thuốc 20-25g/ bình 8 lít; Mataxyl 25 WP 20g/ bình 8 lít; Aliette 80 WP 10g/ bình 8lít. Thu gom, rải vôi và chôn sâu các quả rụng do bệnh để hạn chế sự lây lan.8.2.3. Bệnh Loét (Canker):Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas campestris pv. citri gây hại.Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh, cắt và tiêu hủy những cành, lá bệnh, nhất là trong mùa khô.Sử dụng các thuốc như: Kasuran BTN; Copper Hydrocide, Kocide 53.8 DF; COC-85WP, ở giai đoạn cây chờ đâm lộc ra hoa và khi 2/3 hoa đã rụng cánh, tiếp tục phun định kỳ lên lá 2 tuần/lần cho đến khi quả chín.8.2.4.Bệnh ghẻ (Scab):Bệnh do nấm Elsinoe fawcetii gây hại.Cách phòng trị:- Thường xuyên vệ sinh, cắt tỉa và tiêu hủy ngay các cành, lá, quả bị bệnh.- Phun các thuốc bảo vệ thực vật: Zineb, Bordeaux; Kasuran BNT; Copper-zin, Benomyl, Kocide 53.8 DF; COC-85WP. 9.Thu hoạch: 9.1. Thời điểm thu hoạch:Cây có múi từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8 -10 tháng, tùy theo giống, tuổi cây, tình trạng sinh trưởng... Nên thu hoạch vào lúc trời mát và nhẹ tay, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi bảo quản. 9.2. Cách thu hoạch:Dùng dao cắt cả cuống quả, lau sạch cho vào giỏ hoặc sọt tre để nơi thoáng mát. Trong điều kiện bình thường thời gian bảo quản không nên quá một tuần.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay4,280
  • Tháng hiện tại4,280
  • Tổng lượt truy cập4,688,362
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây