Tuân thủ yêu cầu KDTV, an toàn thực phẩm phục vụ xuất khẩu

Thứ hai - 15/07/2024 04:11 102 0
Tỉnh Bình Phước đến nay toàn tỉnh đã có 77 có mã số để xuất khẩu với diện tích 4.523,84 ha, riêng Sầu riêng đã cấp được 65 mã số với diện tích 2.412,21 ha và có 03 doanh nghiệp đóng gói, công suất đạt 40-160 tấn/ngày/đơn vị.
Trong việc quản lý chặt chẽ hoạt động của các vùng trồng (VT), cơ sở đóng gói (CSĐG) trên địa bàn quản lý; các đơn vị chuyên môn áp dụng công nghệ thông tin về quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) xây dựng; đã tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các VT, CSĐG đảm bảo duy trì và đáp ứng đầy đủ các quy định về KDTV và an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu, nhất là vào giai đoạn trước và trong quá trình thu hoạch, đóng gói và xuất khẩu.
Cung cấp các thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn thường xuyên cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về các quy định, cũng như các giải pháp kỹ thuật liên quan để bảo đảm thực hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu về KDTV và ATTP để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu biết và chủ động thực hiện sau khi có thông báo từ cơ quan cấp trên. 
Bố trí nguồn lực, cử cán bộ theo dõi, tổng hợp, báo cáo về tình hình hoạt động của mã số VT, CSĐG tại địa. Thiết lập vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện cấp mã số; thúc đẩy và kiểm soát chặt chẽ liên kết giữa người dân và đơn vị xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi cho các bên.
Tăng cường kiểm tra, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói để cấp mã phục vụ xuất khẩu.
Để việc giám sát định kỳ các vùng trồng, CSĐG đã được cấp mã số theo đúng hướng dẫn và quy định của nước nhập khẩu, đảm bảo các vùng trồng, CSĐG này luôn luôn duy trì được tình trạng đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu. Tần suất giám sát là tối thiểu một lần/năm, đối với VT thì thực hiện giám sát trước vụ thu hoạch. Sở Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực yêu cầu:
Cục Bảo vệ thực vật thu hồi mã số đã cấp đối với các vùng trồng, CSĐG không đáp ứng quy định của nước nhập khẩu hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu, hoặc phát hiện vi phạm quy định về KDTV, ATTP nhiều lần hoặc phát hiện gian lận, tranh chấp trong sử dụng mã số. 
Phối hợp với các địa phương chủ động thiết lập VT, CSĐG đủ điều kiện cấp mã số, thúc đẩy và kiểm soát chặt chẽ liên kết giữa người dân và đơn vị xuất khẩu để bảo đảm quyền lợi cho các bên. 
Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn về quy định cũng như các giải pháp kỹ thuật liên quan để bảo đảm thực hiện đúng các quy định của nước nhập khẩu. Cung cấp các thông tin quy định của nước nhập khẩu về KDTV và ATTP để các địa phương, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu biết và chủ động thực hiện sau khi có thông báo từ Cục BVTV.
Phối hợp với Cục BVTV trong việc giải quyết các trường hợp không tuân thủ theo thông báo của nước nhập khẩu; thực hiện kiểm tra thực tế (trực tiếp hoặc trực tuyến) định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
* Đối với vùng trồng, cơ sở đóng gói
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất và tuân thủ yêu cầu nước nhập khẩu. Theo dõi, giám sát và xử lý các loại sâu bệnh, đặc biệt là các sinh vật gây hại mà nước nhập khẩu quan tâm.
Tăng cường năng lực cạnh tranh của các VT và CSĐG thông qua việc cải tiến quy trình sản xuất, đóng gói, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật, vệ sinh ATTP.
Tuân thủ quy trình kiểm soát chất lượng và thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên các lô hàng trước khi chuyển tới nhà đóng gói, lưu giữ mẫu và kiểm tra dư lượng hóa chất theo quy định trước khi xuất xưởng.
Phối hợp với các cơ quan quản lý để thực hiện giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo quy định; tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất tại vùng trồng và người lạo động tại cơ sở đóng gói để nắm các quy định và yêu cầu về mã vùng trồng, cơ sở đóng gói của các nước nhập khẩu.
Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất thực chất từ vùng trồng - cơ sở đóng gói, xử lý KDTV xuất khẩu nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.
Kiểm soát dư lượng hóa chất (thuốc BVTV, nhiễm kim loại nặng…) đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định trong nước và nước nhập khẩu, đặc biệt là chất Cadimi mà nước nhập khẩu đang quan tâm.
Thực hiện nghiêm việc ghi chép nhật ký vùng trồng, cơ sở đóng gói và theo quy định của nghị định thư để phục vụ truy xuất nguồn gốc khi cần thiết.
* Đối với doanh nghiệp xuất khẩu
Chủ động tìm hiểu và tuân thủ các quy định kỹ thuật về mã số của nước nhập khẩu. Thường xuyên truy cập website http://sansangxuatkhau.ppd.gov.vn  để cập nhật các thông tin, quy định mới của nước nhập khẩu; tham gia các lớp tập huấn để nâng cao nhận thức và hiểu biết về yêu cầu của các nước nhập khẩu. Duy trì và cải tiến điều kiện sản xuất tại vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số xuất khẩu. 
Yêu cầu các đơn vị cung cấp sản phẩm phải có nguồn gốc rõ ràng, được cung cấp từ các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được kiểm soát. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, không phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường.
Tăng cường hợp tác trong nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ sau thu hoạch để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản./.
Tác giả bài viết: Võ Lan Hương
Nguồn tin: Chi cục TT và BVTV:

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1.5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay7,359
  • Tháng hiện tại190,406
  • Tổng lượt truy cập6,973,377
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây