Phòng chống bệnh khảm lá sắn giai đoạn đầu vụ

Thứ ba - 20/11/2018 21:23 609 0
Bệnh virus khảm lá sắn (mì) đã bùng phát, gây hại nặng ở Tây Ninh, đến nay đã lây lan, gây hại ở 12 tỉnh, thành phố gồm Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa Vùng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tp. Hồ Chí Minh, Bình Thuận, Gia Lai, Đăk Lăk, Ninh Thuận và Phú Yên.
Tại các vùng đã nhiễm bệnh, nếu không có biện pháp phòng chống bệnh quyết liệt ngay từ khi mới xuất hiện thì nguy cơ bệnh lan rộng và gây thiệt hại nặng về kinh tế không chỉ vụ đang sản xuất mà còn các vụ sau.Hiện nay nông dân Tây Ninh và một số địa phương đang bắt đầu xuống giống sắn vụ Đông Xuân, để bảo vệ vụ sắn Đông Xuân thành công và giảm áp lực bệnh cho vụ Hè Thu, vụ Mùa và các năm sau, Cục Bảo vệ thực vật đề nghị các địa phương khẩn trương chỉ đạo phòng trừ bệnh khảm lá sắn theo Chỉ thị số 5957/CT-BNN-BVTV ngày 06/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh khảm lá sản. Trong thời điểm hiện tại, đề nghị các địa phương chỉ đạo các biện pháp cụ thể như sau:l. Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân trồng giống sạch bệnh và phòng trừ bọ phấn trắng ngay từ đầu vụ.a) Chọn giống sắn để trồng- Tuyệt đối không trồng các giống nhiễm bệnh nặng như HLS11, KM419.- Giống tự để: Từng lô giống sắn nhân dân đã tự để giống phải tự xác minh lại nguồn gốc, nếu lô giống đó được thu hoạch trên ruộng sắn không bị bệnh, hoặc bị bệnh rải rác một số cây mới sử dụng để trồng. Trong quá trình chặt hom loại bỏ ngay những cây đã mọc mầm, ra lá có triệu chứng bị khảm, kể cả bị rất nhẹ.- Mua giống: Không mua giống HLS11 và giống KM419; kiểm tra nguồn gốc giống và người bán; không mua giống từ các địa phương đã có bệnh (theo thông tin Cục Bảo vệ thực vật cung cấp cho UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT); kiểm tra trực tiếp lô giống, không mua và báo cáo chính quyền địa phương nếu có triệu chứng bệnh (quan sát ở những cây có mầm, lá); yêu cầu người bán cam kết, bảo hành giống không nhiễm bệnh để đảm bảo quyền lợi.b) Sau khi trồng:- Giai đoạn hom nảy mầm – ra lá phải thường xuyên kiểm tra ruộng sắn, nhổ tiêu hủy những hom sắn có biểu hiện bệnh khảm lá (đây là nguồn bệnh lây lan sang cây khác thông qua môi giới truyền bệnh là bọ phấn trắng).- Kiểm soát môi giới truyền bệnh: Trong giai đoạn hom sắn nảy mầm đến phát triển thân lá thường xuyên kiểm tra ruộng sắn, sử dụng bẫy dính vàng để phát hiện bọ phấn trắng, phun trừ ngay khi bọ phấn trắng xuất hiện bằng các thuốc BVTV đã được Cục BVTV hướng dẫn trong công văn số 2874/BVTV- QLT ngày 26 tháng 10 năm 2018 về việc sử dụng thuốc phòng trừ bọ phấn trắng trên cây sắn (gửi kèm).c) Tiêu hủy nguồn bệnh: Thường xuyên kiểm tra ruộng sắn, nếu phát hiện cây sắn có biểu hiện bệnh lập tức nhổ, thu gom tiêu hủy (chôn sâu, đốt hoặc băm nát đảm bảo không để nảy mầm).d) Tự để giống (cuối vụ): Cuối vụ kiểm tra toàn bộ ruộng sắn, loại bỏ tất cả các cây sắn có triệu chứng bệnh khảm lá sắn còn sót lại (tiêu hủy toàn bộ các thân cành có trên cây đó, kể cả thân cành không biểu hiện triệu chứng bệnh) rồi mới thu hoạch để giống. Nếu ruộng bị bệnh trên 50% số cây/ruộng thì ruộng đó phải tiêu hủy toàn bộ; tuyệt đối không sử dụng, bán hoặc cho người khác làm giống.2. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật nội địa để ngăn chặn, xử lý các trường hợp mua bán, đưa giống từ các vùng đang có dịch bệnh sang nơi khác.3. Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân điều tra phát hiện sớm, hướng dẫn nông dân phòng trừ bọ phấn, tiêu hủy nguồn bệnh kịp thời.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: Đoàn Thanh niên Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây