Thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại, mối đe dọa cho các loài thủy sinh vật bản địa
Nguyễn Thị Hồng Nhung -Trưởng Phòng Thủy sản
2017-01-15T11:52:39-05:00
2017-01-15T11:52:39-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/TT-cong-nghe-88/THUY-SINH-VAT-NGOAI-LAI-XAM-HAI-VA-CO-NGUY-CO-XAM-HAI-MOI-DE-DOA-CHO-CAC-LOAI-THUY-SINH-VAT-BAN-DIA-118.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2013_06/hinh-rua.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Tỉnh Bình Phước có khoảng 28.300 ha diện tích mặt nước. Trong đó, mặt nước sông, suối, kênh là 7.197,25 ha; đất có mặt nước chuyên dùng là 3.702,58 ha; 57 công trình thủy lợi, thủy điện có tổng diện tích khoảng 17.400 ha, đây là tiềm năng cho phát triển thủy sản, đặc biệt là tiềm năng về khai thác thủy sản.
Trong những năm qua khai thác thủy sản đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân tham gia khai thác, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương. Đồng thời, cung cấp sản phẩm sạch cho tỉnh, tạo nguồn thực phẩm an toàn cho xã hội. Để bảo tồn các loài thủy sản bản địa, đặc biệt là các loài cá có giá trị kinh tế thì ngoài việc khai thác hợp lý còn phải phòng ngừa, ngăn chặn thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại phát tán vào vùng nước tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Thủy sinh vật ngoại lai là các loài động, thực vật sống trong môi trường nước được di nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Căn cứ mức độ gây hại của chúng đối với hệ sinh thái bản địa mà trong quản lý, người ta phân ra thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại, có thể xâm nhập vào môi trường sống mới bằng nhiều cách, vô tình hay hữu ý. Khi được đưa vào vùng nước thủy sinh vật ngoại lai xâm hại sẽ lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Còn thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại khi xâm nhập vào vùng nước có nguy cơ lấn chiếm nơi sinh sống hoặc có nguy cơ gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Sự lan rộng các thủy sinh vật ngoại lai hiện nay được xem như một trong những mối đe dọa lớn nhất đến các hệ sinh thái và sự ổn định về kinh tế. Ở lĩnh vực cá cảnh, hai loài hiện nay đang được phát tán mạnh ở các thủy vực ngoài tự nhiên ở mua https://goo.gl/dJmBWT Máy làm tỏi đen Tiross Việt Nam là cá tỳ bà (cá lau kính) và cá hoàng đế. Ngoài ra, rùa tai đỏ cũng được người dân nuôi làm cảnh và nếu để phát tán ra tự nhiên thì cũng sẽ là mối nguy hại cho các loài thủy sinh vật bản địa. Để quản lý tốt và hạn chế tác hại của các loài thủy sinh vật ngoại lai đối với môi trường sinh thái các thủy vực trên địa bàn tỉnh, chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau: - Đối với người dân: + Không di nhập về địa phương các loài sinh vật ngoại lai khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền và tuyệt đối tuân thủ các quy định Nhà nước về quản lý thủy sinh vật ngoại lai. Khi phát hiện các loài thủy sinh vật lạ, cần báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng về quản lý thủy sản để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không phóng sinh ra môi trường tự nhiên các thủy sinh vật ngoại lai xâm hại hoặc có nguy cơ xâm hại + Khi nhập thủy sinh vật ngoại lai, chủ sở hữu tiến hành đăng ký lưu giữ theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 53/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT qui định về quản lý thủy sinh vật ngoại lai tại Việt Nam. Chủ sở hữu có trách nhiệm: cung cấp thông tin về thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại do mình sở hữu khi cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản yêu cầu; phải thông báo ngay cho cơ quan quản lý thủy sản địa phương về những dấu hiệu bất thường của loài thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại; có hồ sơ theo dõi biến động của thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại do mình sở hữu, quản lý và chấp hành sự giám sát của cơ quan Quản lý nhà nước có thẩm quyền... - Đối với chính quyền các địa phương: UBND các xã, phường, thị trấn, Phòng Kinh tế, Phòng NN&PTNT các huyện, thị xã thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình về việc lưu giữ, mua bán, vận chuyển các loài thủy sinh vật ngoại lai trên địa bàn quản lý và báo cho Sở Nông nghiệp và PTNT kịp thời để có biện pháp xử lý. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về tác hại của các loài thủy sinh vật ngoại lai đối với môi trường, sinh thái để người dân cùng tham gia ngăn chặn, tiêu diệt các loài thủy sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Hồng Nhung -Trưởng Phòng Thủy sản