Phương pháp lấy mẫu lá, đất để bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cao su khai thác
KS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
2013-07-18T18:10:08-04:00
2013-07-18T18:10:08-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/TT-cong-nghe-88/Phuong-phap-lay-mau-la-dat-de-bon-phan-theo-chan-doan-dinh-duong-cho-cao-su-khai-thac-191.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2013_06/new-picture_6.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Phân bón là một trong những yếu tố quan trọng tác động lên sinh trưởng, sản lượng cây cao su và chiếm một tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp khá lớn trên vườn cây. Bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng nhằm cân đối các chất dinh dưỡng trong cây. Ở Việt Nam, phương pháp bón phân này được hình thành từ năm 1990 và áp dụng trên diện rộng đến nay tại các công ty cao su đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật rất cao.
Nguyên tắc bón phân cho cao su theo chẩn đoán dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng cần cung cấp cân đối cho cây cao su bao gồm: N, P, K và Mg. Việc đánh giá mức độ cân đối dinh dưỡng của cây cao su được dựa vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất và trong lá. Việc đề xuất liều lượng phân bón được căn cứ vào nhiều yếu tố: hàm lượng dinh dưỡng trong đất, hàm lượng dinh dưỡng trong lá, sinh trưởng, năng suất, sản lượng, lịch sử vườn cây. Việc chẩn đoán dinh dưỡng và đề xuất phân bón được thực hiện hai năm một lần. Để chuẩn đoán dinh dưỡng và đề xuất bón phân hợp lý thì việc lẫy mẫu lá, đất phải đúng phương pháp khoa học. 1. Thủ tục lấy mẫu đất, lá: 1.1. Lấy mẫu lá: Dụng cụ: - Sào dài bằng nhôm (hoặc tre) có móc dài 5-6 m để lấy lá - Túi bằng giấy kích thước 30 x 20 cm để chứa mẫu lá hoặc túi PE có đục lỗ để sử dụng. 1.1.2. Nguyên tắc lấy mẫu lá: Diện tích lấy mẫu: Trung bình 25 ha lấy một mẫu lá. Một mẫu lá là tổng hợp lá của 30 cây, mỗi cây lấy 3 lá kép. Chú ý phải đảm bảo được tính đại diện cho diện tích khảo sát. Cách lấy mẫu lá: -Loại lá: Lá được lấy ở cành dưới thấp, trong bngs, mỗi cây lấy từ 3 lá kép ở tâng lá cuối cùng của cành. - Số lượng lá: Mỗi mẫu lá trung bình bao gồm 90 lá kép, tương đương 270 lá chét. - Chọn cây: Cây chọn mẫu lá phải đảm bảo đại diên cho vườn cây lấy mẫu, dòng vô tính và cùng môt loại đất. Cây lấy mẫu là cây đang cạo, không bi sâu bệnh. - Những cây lấy mẫu phải cách xa đường chính, cách xa nơi ngập úng, xa bìa lô… - Thời gian lấy mẫu: Mẫu lá có thể thực hiện tháng 6 đến tháng 7 hàng năm. Đối với những lô bón phân thì mẫu lad đượng lấy sau khi bón phân ít nhất 6 tuần. Trong ngày bình thường, mẫu lá được lấy từ 7 giờ sáng đến 10 giờ 30. Khi trời mưa sớm hoặc đêm trước thì chờ cho tán lá khô mới lấy mẫu. - Lưu trữ và bảo quản mẫu: Lá lấy xong phải sắp xếp gọn gàng trong túi lấy mẫu, dán nhãn ghi rõ ràng tên Công ty, nông trường lô, dòng vô tính, năm trồng, ngày lấy mẫu. Mẫu lá lấy xong được đem về phòng phân tích. Trong trường hợp xa phòng phân tích thì xử lý mẫu như sau: Mẫu lá được phơi trong mát, không có ánh nắng mặt trời để lá không bị ẩm, mốc. 1.2. Lấy mẫu đất: 1.2.1. Dụng cụ lấy mẫu đất: - Khoan lấy mẫu nông hoá 0,5m hoặc cuốc, xẻng đào đất lấy mẫu nông hoá. - Túi nilon đựng mẫu đất, sổ sách, biểu mẫu, nhãn… 1.2.2. Cách lấy mẫu đất: Mẫu đất được lấy kế bên vị trí bón phân đợt trước trên những cây lấy mẫu lá. Cách lấy mẫu: Phủi sạch cỏ, rác dùng khoan, khoan theo chiều kim đồng hồ lớp đất mặt đến độ sâu 15cm, rút nhẹ khoan lên, đất sẽ bám vào rãnh xoắn. Dùng tay gỡ sạch đất bám trong rãnh xoắn cho vào bao nilon trắng có kích thước 15 x25 cm. Sau đó tiếp tục khoan vị trí cũ đến độ sâu 30 cm (có ghi trên khoan). Đất ở độ sâu 15 – 30 cm được bỏ chung với tầng đất 0 – 15 cm vào một bao nilon để có được mẫu đất từ 0,5 – 1,5 kg đất để phân tích. Mẫu đất phải ghi nhãn, ghi rõ tên lô, ô cơ sở, ngày lấy mẫu (nhãn giấy được đựng trong bao nhỏ để tránh ẩm làm hư nhãn) cho vào bao đất. Sau đó cột chặt bao lại, tránh rơi vãi, lẫn lộn giữa các mẫu. Trường hợp, không có khoan để lấy mẫu đất ta có thể dùng cuốc hoặc xẻng thay thế. Cách làm phủi sạch cỏ rác, dùng xẻng hoặc cuốc xắn đất ở độ sâu từ 0 – 30 cm. Lấy mẫu đất ở mặt lát cát phẳng, ở 2 độ sâu từ 0 – 15cm và từ 15 – 30 cm. Lấy mẫu ở độ sâu từ dưới lên sau đó bỏ chung vào một túi nilon. Ghi nhãn như trên./.
Tác giả bài viết: KS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung