Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, Hiệp hội điều; lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, người dân trồng điều trong tỉnh.
Về phía Sở Nông nghiệp và PTNT có Giám đốc sở Phạm Thụy Luân, PGĐ Sở Trần Văn Phương, đại diện lãnh đạo các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở.
Đoàn chủ tọa điều hành hội nghị
PGĐ Sở Trần Văn Phương báo cáo tại Hội nghị
Báo cáo tại Hội nghị PGĐ Sở Trần Văn Phương cho biết trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp điều xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển sản xuất. Hiện trên địa bàn tỉnh đã có 10 hợp tác xã xây dựng chuỗi liên kết với doanh nghiệp, với 3.000 ha được chứng nhận hữu cơ Mỹ, EU. Tỉnh cũng đã triển khai 17 đề án khuyến công, hỗ trợ 61 cơ sở công nghiệp nông thôn với kinh phí hơn 96,6 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 35.000 ha điều tái canh, trồng mới.
Toàn cảnh Hội nghị
Tuy nhiên theo đánh giá, năng suất bình quân cây điều của tỉnh chưa có nhiều chuyển biến rõ nét, chưa đạt mục tiêu đề ra. Đáng chú ý, gần 71.000 ha điều thuộc đất ít thích nghi, không thích nghi; 6.000 ha điều không được đầu tư chăm sóc đúng quy trình. Ngoài ra, vấn đề biến đổi khí hậu, giá điều nội tỉnh thấp, liên kết phát triển vùng nguyên liệu mới chỉ dừng lại ở các tổ hợp tác, hợp tác xã; chưa thực sự ứng dụng triệt để thành tựu khoa học - kỹ thuật… đã ảnh hưởng tới năng suất, sự phát triển ngành điều.
ngành điều.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh phát biểu kết luận hội nghị
Thời gian tới, các sở, ban, ngành, địa phương sẽ tiếp tục bám sát Kế hoạch số 235/KH-UBND của UBND tỉnh. Trong đó, đẩy mạnh tổ chức sản xuất, chú trọng hình thành vùng nguyên liệu, chuỗi liên kết, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến điều theo hướng quy mô lớn, có thiết bị, công nghệ hiện đại, sản phẩm chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.