Tình hình sản xuất sầu riêng trên địa bàn tỉnh năm 2023

Thứ tư - 13/09/2023 22:55 333 0
Sầu riêng là loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, hiện đang được trồng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết tình hình sản xuất sầu riêng trên địa bàn tỉnh năm 20023.
1. Kết quả sản xuất:
a. Diện tích, năng suất, sản lượng, cơ cấu giống
Tính đến tháng 6/2023 diện tích cây sầu riêng của Bình Phước là 5.300 ha, sản lượng ước đạt 14.850 tấn, tập trung tại các huyện, Bù Đăng, Phú Riềng, Bù Gia Mập và Lộc Ninh, với cơ cấu giống: Dona chiếm 61% ; Ri6 31%; chín hóa 5%, Giống khác 4,3%.
b. Tình hình áp dụng TBKT trong sản xuất:
Ứng dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến, các công nghệ cao để ứng dụng vào sản xuất như: Tưới nước tiết kiệm bằng phương pháp phun sương, nhỏ giọt; biện pháp bón phân hệ thống tưới nhỏ giọt, sử dụng năng lượng mặt trời để tưới cây, máy bay không người lái phun thuốc bón phân, thu hoạch. Ứng dụng công nghệ số để ghi lại lịch sử sản xuất của từng cây trồng.
c. Kết quả chứng nhận GAP; cấp mã số vùng trồng:
Có 1.015,1 ha sầu riêng được chứng nhận tiêu chuẩn GAP. Trong đó có 831,1 ha đạt tiêu chuẩn VietGAP và 184 GlobalGAP. Cấp 17 mã số vùng trồng với diện tích  1.015,1 ha. Ngoài ra, nước nhập khẩu Trung Quốc đã kiểm tra trực tuyến cho 25 vùng trồng sầu riêng với diện tích 645,9 ha đang chờ kết quả.
Công tác quản lý mã số: Hiện nay, công tác giám sát quản lý mã số phục vụ xuất khẩu được tiến hành định kỳ 6 tháng/lần/năm và được báo cáo về Cục Bảo vệ thực vật để thông tin cho nước nhập khẩu nhằm duy trì mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói. Mặc dù, Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên tuyên truyền, triển khai các quy định về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát  nhưng chỉ có một số huyện, thị như: Phước Long, Phú Riềng, Bù Gia Mập thực hiện tốt.
d. Số hợp tác xã: Toàn tỉnh hiện có 192 hợp tác xã và 01 liên hiệp với 4.899 thành viên và 6.489 lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó trên 29 HTX có sản xuất cây sầu riêng.
2. Chế biến, tiêu thụ
 Số lượng cơ sở sơ chế và chế biến 03 cơ sở (01 được cấp mã số). 95% sản lượng quả tươi đều tiêu thụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, còn lại thị trường nội địa.
Trong thời gian vừa qua, việc một số doanh nghiệp và người dân hiện tham gia mua bán sầu riêng đã xảy ra hiện tượng tranh mua, tranh bán, phá hợp đồng do nhiều nguyên nhân.
3. Tình hình liên kết theo chuỗi giá trị
 Đối với trồng trọt có 31 chuỗi liên kết trong trồng trọt trong đó có 20 doanh nghiệp trái cây tham gia liên kết liên kết xây dựng mã số vùng trồng tại tỉnh. Tuy nhiên để chuỗi liên kết bền vững, ổn định lâu dài, doanh nghiệp thu mua, liên kết cần chia thông tin từ, minh bạch, chia sẻ lợi ích giá trị phù hợp giữa các khâu từ sản xuất đến xuất khẩu tránh thiệt thòi người sản xuất. Ngoài ra, cần liên kết chặt chẽ, hỗ trợ người nhằm giúp người trồng nâng cao chất lượng sản phẩm để cùng chinh phục thị trường khó tính hơn đem lại giá trị cao hơn.
Hình ảnh cây sầu riêng
4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn.
*Thuận lợi
Tỉnh đã ban hành cơ chế, chính sách để hỗ trợ phát triển, sản xuất, tiêu thụ về cây ăn trái trên địa bàn tỉnh.
*Khó khăn
 Diện tích trồng cây sầu riêng chưa tập trung, phân tán, chất lượng chưa đồng đều, số lượng diện tích được cấp mã vùng trồng, sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn an toàn VietGAP, GlobalGAP còn thấp so với tổng diện tích.
 Cây sầu riêng là cây khó tính kén chọn đất, nước và dễ mẫn cảm thời tiết và sâu bệnh đặc biệt là bệnh nguy hiểm, khó trị. Nếu người trồng thiếu am hiểu kỹ thuật, đặc tính của cây mà trồng theo phong trào nguy cơ thiệt hại sẽ rất lớn. Đầu tư chăm sóc cao, thời gian kiến thiết cơ bản dài (4-6 năm, chi phí khoảng 250-300 triệu/ha/4 năm).
Sử dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và ghi nhật ký còn hạn chế.
Tình trạng thiếu nước để tưới vào mùa khô, ngập úng mùa mưa vẫn còn xảy ra; chưa có giải pháp tối ưu để hạn chế rụng trái, sượng trái, cháy múi làm giảm chất lượng sầu riêng; Cắt bán trái chưa đủ độ chín vẫn còn xảy ra để kịp đủ hàng dẫn đến kém chất lượng.
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thao túng giá cả, chưa thực hiện đúng hợp đồng ký kết còn xảy ra nhiều mà nguy cơ thiệt hại vẫn thuộc về người dân nhiều hơn.
 Năng lực quản lý vùng trồng của HTX còn hạn chế, các thành viên chưa thực sự đoàn kết để cùng sản xuất lượng hàng lớn, cùng quy trình để xuất khẩu; Tình trạng các thành viên trong hợp tác xã, tổ hợp tác tự ý bán ngoài hợp đồng chung của tập thể khi giá cao hơn.
5. Kiến nghị với người trồng sầu riêng:
 Các địa phương tăng cường xây dựng, duy trì chuỗi liên kết sản xuất thực chất. Duy trì và đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu VietGAP và nâng dẩn tiêu chuẩn GAP để cạnh tranh sản phẩm, tìm kiếm nhiều thị trường mới tiêu chuẩn GAP cao hơn, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
 Lựa chọn doanh nghiệp lớn để liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị ổn định bền vững.
 Do lợi nhuận từ cây sầu riêng cao nên diện tích cây sầu riêng tăng nhanh. Vì vậy khuyến cáo nông dân lựa chọn cơ sở bán giống uy tín, đúng chất lượng công bố và có hợp đồng cam kết tính đúng giống như công bố được cơ quan ngành xác nhận.
 Tăng cường thông tin về giá cả trên các phương tiện thông tin để người dân nắm, tránh bị ép giá.
 Các địa phương tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát mua bán sầu riêng, liên kết và giám sát hoạt động theo chuỗi để đảm bảo lợi ích lâu dài.
Tác giả bài viết: Võ Lan Hương
Nguồn tin: Bộ phận TT và BVTV-Văn phòng sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây