Khai thác lợi thế hồ chứa để nuôi cá lồng bè - Lợi cả đôi đường

Thứ năm - 19/05/2016 22:26 1.231 0
Nuôi cá lồng bè là việc làm “nhất cử lưỡng tiện”của người nuôi thủy sản, làm một việc mà được nhiều cái lợi. Bởi nuôi cá lồng bè có ưu điểm, dễ chăm sóc, nuôi được mật độ cao, thức ăn sẵn có, nuôi được nhiều chủng loại cá và có thể tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ, góp phần giảm chi phí trong nuôi trồng và tăng thu nhập.
Bên cạnh đó, môi trường ít bị ô nhiễm, lượng ô xy trong nước cao, nguồn nước luôn được lưu thông là những điều kiện thuận lợi để cá nuôi lồng bè sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng thịt ngon, được người tiêu dùng ưa thích và có giá bán thị trường cao hơn nuôi trong ao hoặc bể từ 1,2 - 1,5 lần. /uploads/news/2016_05/new-picture-20.png Nuôi cá lồng bè trên hồ chứa Tận dụng lợi thế diện tích mặt nước sẵn có từ các hồ chứa lớn của tỉnh, ngay sau khi hình thành, người dân sống xung quanh hồ chứa và các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh đang tiến hành nuôi trồng thủy sản dưới nhiều hình thức khác nhau, tập trung chủ lực là nuôi cá lồng bè. Theo người dân, hiện trạng nguồn nước đang an toàn, chưa bị nhiễm bẩn do tác động bởi nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, thuốc, hóa chất nông nghiệp và chất thải, hóa chất của nhà máy, xí nghiệp. Hiện tại, các hồ chứa lớn của tỉnh đang được quy hoạch để chuyển sang phát triển nuôi trồng thủy sản và nuôi cá lồng bè đang là hướng đi tích cực, mang lại hiệu quả, tạo việc làm, bước đầu cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho nhiều hộ nông dân, nâng cao sản lượng thủy sản hàng năm cho tỉnh và góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn bền vững, xóa đói, giảm nghèo, giúp bà con dân tộc hạn chế phá rừng làm nương rẫy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Trên địa bàn tỉnh, có trên 200 hộ nuôi cá lồng bè, nuôi tập trung trên 03 hồ thủy lợi, thủy điện là Thác Mơ, Cần Đơn và Phước Hòa, đối tượng nuôi chủ yếu là cá Lăng nha, cá Diêu hồng và lợi nhuận đem lại khoảng 40 - 60 triệu đồng/100 m3 lồng đối với nuôi cá diêu hồng, khoảng 40 - 50 triệu/100 m3 lồng đối với nuôi cá lăng. Tuy nhiên, tỉnh ta mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ so với tiềm năng diện tích mặt nước của các hồ chứa lớn để nuôi cá lồng bè và thực tế, nghề nuôi cá lồng bè đang mang tính tự phát là chính, phát triển sản xuất chưa tuân thủ theo quy hoạch, chưa gắn với bảo vệ môi trường và chưa tập trung thành vùng chuyên canh nên chưa tạo được vùng nuôi an toàn và hệ thống thị trường tiêu thụ ổn định, khó đánh giá chất lượng và thống kê được sản lượng thủy sản hàng năm. Trong thời gian tới, để nghề nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa lớn của tỉnh phát triển bền vững, rất cần sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi, nhà doanh nghiệp và vai trò quản lý của Nhà nước. Cùng với đó, tăng cường ứng dụng khoa học trong sản xuất con giống, xây dựng hệ thống cảnh báo môi trường và dịch bệnh, kiểm tra và giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất tập trung, kiên quyết xử lý triệt để những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường để mọi người cùng hiểu, cùng ngăn chặn tình trạng ô nhiễm là việc làm hết sức cần thiết./.
Tác giả bài viết: Đậu Văn Quảng
Nguồn tin: Bình Phước online:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây