Kỹ thuật phòng trừ bệnh thán thư hại cây su su

Thứ ba - 10/09/2019 22:17 899 0
Cây su su là một loại cây rau cho thu hoạch ngọn và quả. Su su có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người tiêu dùng ưu chuộng. Trong những năm qua, nhiều mô hình trồng su su đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Để su su phát triển tốt và ổn định, ngoài các khâu kỹ thuật chăm sóc, bón phân, làm giàn... thì vấn đề phòng trừ sâu bệnh cho cây su su có tính quyết định tới năng suất và chất lượng của loài rau này.Sau đây chúng tôi giới thiệu về bệnh thán thư, một loài bệnh hại chủ yếu gây hại trên cây su su và biện pháp phòng trừ:Triệu chứng của bệnhBệnh thường gây hại nặng trên lá bánh tẻ, các lá già, cuống quả...Trên lá, đầu tiên là các đốm màu vàng xanh, sau đó vết bệnh lan rộng rất nhanh, nhất là sau những ngày nắng mưa xen kẽ. Nhiều vết bệnh đan kết vào nhau làm cho lá su su biến vàng và chết rất nhanh thành màu nâu xám. Những lá bị chết do bệnh thán thư thường không rụng mà vẫn bám trên thân.Bệnh thán thư hại trên lá thường phát sinh lây lan nhanh chóng làm cho lá su su chết từng đám lớn. Những giàn su su bị bệnh thán thư gây hại nặng làm giảm năng suất ngọn và quả rõ rệt.Trên cuống quả, vết bệnh thán thư thường là các đốm màu nâu nhạt và hơi lõm xuống. Khi bị hại nặng quả su su bị rụng sớm; bị hại nhẹ, quả phát triển chậm và dị dạng không đều. Tác hại của bệnh thán thư trên cuống quả làm giảm năng suất và chất lượng quả của cây su su. /uploads/news/2019_09/su-su_1.jpg Bệnh thán thư trên lá su suNguyên nhân phát sinh bệnhTheo kết quả giám định của cơ quan chuyên môn, bệnh thán thư hại su su do một loài nấm (có tên khoa học Colletotrichum spp) gây lên.Bệnh thán thư thường gây hại nặng trên su su khi gặp thời tiết nắng mưa xen kẽ. Những giàn su su bị ánh nắng trực xạ khi gặp nhiệt độ cao sẽ làm bệnh phát sinh gây hại nặng.Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư hại su suKhi trồng su su nên chọn những quả già không bị nhiễm bệnh. Nấm bệnh thán thư có thể truyền qua hạt giống của những quả bị bệnh. Vì vậy, đối với những trang trại trồng su su với diện tích lớn, tốt nhất là không nên lấy giống ở những vườn đã nhiễm bệnh.Những lá su su đã bị nhiễm bệnh thán thư cần dùng kéo cắt mang tiêu hủy nhằm tránh lây lan, chú ý cắt cả cuống lá. Khi bón phân cho su su cần bón cân đối phân N, P, K; không nên bón thừa đạm sẽ làm bệnh phát sinh gây hại nặng.Khi bệnh có xu hướng phát sinh gây hại thành dịch có thể dùng một trong các loại thuốc để phun trừ (thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng trên cây rau theo qui định của Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn) như: Carbendazin, Cymoxanil, metalaxyl... Chú ý đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch đối với từng loại thuốc nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây