Phòng trừ một số sâu bệnh hại trên cây bơ
Vũ Hường
2019-09-21T06:55:13-04:00
2019-09-21T06:55:13-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Phong-tru-mot-so-sau-benh-hai-tren-cay-bo-1923.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2019_09/bo-2.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Để phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây bơ cần thực hiện theo nguyên tắc quản lý dịch hại tổng hợp. Khi áp dụng biện pháp hóa học chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên các loại cây ăn quả, theo nguyên tắc “4 đúng”. Một số sâu bệnh gây hại chủ yếu trên cây bơ như sau:
* Bệnh thối quả, loét thân do nấm Phytophthora sp: Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận của cây (thân, cành, lá, quả), đặc biệt trên thân cây với triệu chứng xì mủ và loét thân cây; thường xuất hiện và phát triển nhanh vào mùa mưa, khi nhiệt độ và ẩm độ không khí cao, mưa nắng xen kẽ kéo dài; vườn cây rậm rạp, ẩm thấp, đọng nước. Phòng trừ tổng hợp bệnh thối quả, loét thân, cháy lá cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:- Kỹ thuật canh tác+ Tỉa cành, tạo hình: Thường xuyên tỉa cành, tạo hình ngay sau khi thu hoạch đảm bảo thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào toàn bộ thân, cành cây.+ Vệ sinh đồng ruộng: Kịp thời phát hiện, thu gom lá, cành, quả ngay khi mới bị bệnh, đem ra khỏi vườn để chôn lấp, tiêu hủy hoặc xử lý bằng chế phẩm Trichoderma sp để tiêu diệt nguồn bệnh và sử dụng làm phân hữu cơ. /uploads/news/2019_09/bo.png+ Tránh gây vết thương trên thân, cành, quả trong quá trình chăm sóc, nhất là khi trời mưa tập trung, kéo dài và ẩm độ cao.+ Vệ sinh dụng cụ kéo cắt cành, dao, cưa sau khi sử dụng cho mỗi cây. Không sử dụng chung dụng cụ như kéo cắt cành, dao, cưa, cuốc,… từ cây bệnh sang cây khỏe mạnh.- Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm Trichoderma sp và phân chuồng trộn chung, bón xung quanh hình chiếu của tán cây vào đầu mùa mưa, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.- Biện pháp hóa học+ Sử dụng một trong các loại thuốc trừ bệnh có chứa hoạt chất Fosetyl Aluminium hoặc Mancozeb + Metalaxyl. Liều lượng và nồng độ phun theo chỉ dẫn trên bao bì để phòng sâu, bệnh cho bơ.+ Trường hợp thối quả: Phun tất cả các bộ phận của cây bị hại và các cây xung quanh, phun ít nhất 2 lần, cách nhau 7 - 10 ngày.+ Đối với loét thân, cành: Vạt phần vỏ bị bệnh, quét thuốc vào chỗ bệnh.+ Có thể tiêm thuốc Phosphorous acid (Agri - Fos 400 SL) với liều lượng 20 ml dung dịch thuốc/ cây, tỷ lệ thuốc và nước là 1 : 2, tiêm 2 lần/ năm, lần 2 cách lần đầu là 30 ngày để phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora sp gây hại trên cây bơ trong giai đoạn kinh doanh.* Bọ xít muỗi (Helopeltis theivora)Bọ xít muỗi thường phát sinh mạnh và gây hại nặng trong mùa mưa, vườn rậm rạp, ẩm thấp, cây quá dày. Các bộ phận chồi non, lá non, cành non, cuống hoa bị bọ xít muỗi chích hút nhựa gây héo khô đen, quả bị chích có nhiều vết thâm và phát triển dị dạng, nấm bệnh dễ dàng xâm nhập từ vết chích gây nên bệnh ghẻ vỏ quả bơ. Phòng trừ tổng hợp bọ xít muỗi cần áp dụng đồng bộ các biện pháp sau:- Kỹ thuật canh tác: Áp dụng các kỹ thuật canh tác tương tự như phòng trừ bệnh thối quả loét thân do nấm Phytophthora sp. /uploads/news/2019_09/bo-2_1.jpg Bơ bị bọ xít muỗi gây hại- Biện pháp sinh học+ Nhân nuôi một trong hai loại kiến trên vườn để kiểm soát bọ xít muỗi: Kiến đen (Dolicoderus thoracicus), hoặc kiến vàng (Oecophylla smaragdina) .+ Bảo vệ các thiên địch bắt mồi (nhện, côn trùng ăn thịt khác).- Biện pháp hóa học+ Thường xuyên thăm vườn vào chiều tối hoặc sáng sớm để kịp thời phát hiện bọ xít muỗi, đặc biệt vào thời gian cây bơ ra đọt non và mang quả non.+ Nếu xuất hiện các vết chích trên quả, trên chồi và bọ xít muỗi xuất hiện nhiều trong vườn bơ cần sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu có các hoạt chất Abamectin: Abamectin + Azadirachtin. Alpha-cypermethrin; Thiamethoxam,… Liều lượng và nồng độ phun theo chỉ dẫn trên bao bì.+ Phun kỹ, tập trung vào chồi non, quả và phun đổi thuốc, phun lần hai sau khi phun lần đầu 10 - 12 ngày nếu còn thấy xuất hiện các vết chích mới và bọ xít muỗi trên cây.Chú ý: Thu gom toàn bộ vỏ túi bầu, chai, lọ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngay sau khi sử dụng, đưa về nơi quy định để xử lý.
Tác giả bài viết: Vũ Hường
Nguồn tin: Phòng Kinh tế hợp tác