EU tiếp tục là nhà tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam
Theo TTKNQG
2017-01-15T12:01:29-05:00
2017-01-15T12:01:29-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-trong-nuoc/EU-tiep-tuc-la-nha-tai-tro-ODA-lon-nhat-cho-Viet-Nam-130.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2013_06/new-picture-1_1.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Ngày 18/6, Liên minh Châu Âu (EU) cam kết tài trợ vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) cho Việt Nam trong năm 2013 là 743 triệu Euro (tương đương 965 triệu USD).
Thông tin này được tái khẳng định tại buổi lễ ra mắt Sách xanh phiên bản 2013 - ấn phẩm tóm tắt các chính sách mới nhất về nguồn tài trợ, chính sách, lĩnh vực hợp tác giữa EU và Việt Nam năm 2012. Theo EU, mặc dù cả khu vực này đều bị ảnh hưởng lớn từ cuộc khủng hoảng kinh tế song Liên minh châu Âu và các nước thành viên vẫn duy trì vị trí là nhà tài trợ ODA lớn nhất thế giới và chiếm hơn một nửa tổng số viện trợ toàn cầu. Riêng trong năm 2012, Liên minh châu Âu đã giải ngân 55,2 tỷ Euro (tương đương 71,7 tỷ USD) trên toàn thế giới, trong đó EU đã giải ngân cho Việt Nam 395 triệu Euro (tương đương 513 triệu USD). Được biết, tổng giá trị cam kết tài trợ của EU cho Việt Nam trong giai đoạn 2007–2013 là 5,2 tỷ Euro, trong đó 43% là viện trợ không hoàn lại (2,25 tỷ Euro) và 57% là các khoản vay (2,97 tỷ Euro.) Ông Franz Jessen, Đại sứ Liên minh châu Âu tại Việt Nam nhấn mạnh: "Chúng tôi tin tưởng rằng hỗ trợ song phương cho Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy quá trình cải cách chính sách trong nhiều lĩnh vực như các quy định pháp luật, quản lý tài chính công và y tế. Chúng tôi cũng hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực, hỗ trợ trực tiếp xã hội dân sự và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng, du lịch, biến đổi khí hậu và môi trường.” Phía EU cho biết, các khoản vay và viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam được thực hiện https://goo.gl/dJmBWT Máy tỏi đen Tiross TS904 phù hợp với các ưu tiên về kinh tế xã hội được nêu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và góp phần hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, tiến tới phát triển trong dài hạn và tạo phúc lợi xã hội. Theo đó, Liên minh châu Âu cũng sẽ phân bổ nguồn hỗ trợ phát triển trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang tiến hành cải cách để tối ưu hóa sự đồng thuận giữa chính sách của Chính phủ và các chương trình hỗ trợ phát triển, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng bền vững, giảm đói nghèo và hội nhập kinh tế thế giới. Phiên bản Sách xanh năm nay đã đề cập những thách thức Việt Nam phải đối mặt khi trở thành một nước thu nhập trung bình trong điều kiện kinh tế phát triển chậm lại và bất bình đẳng gia tăng. Cuốn sách cũng đưa ra các bước thực hiện để Việt Nam có thể vượt qua các thách thức đó. Ông Franz Jessen cũng cho biết, tháng 6/2012, vòng đàm phán Thỏa thuận thương mại tự do giữa hai nước được khởi động, đã mở ra những tiềm năng lớn trong việc thúc đẩy kinh tế và tạo việc làm cho cả hai phía khi EU trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam./.
Tác giả bài viết: Theo TTKNQG