Quảng Trị: Hơn 150 ha cao su bị bệnh vàng rụng lá

Thứ năm - 20/06/2013 20:55 768 0
Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Quảng Trị, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 152 ha cao su bị bệnh vàng rụng lá Corynespora tập trung tại các vùng trọng điểm cao su ở Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh.
Tại huyện Gio Linh, bệnh vàng rụng lá lá Corynespora gây hại trên cây cao su với tỷ lệ từ 5 – 10%, nơi cao lên đến 15%; tại huyện Vĩnh Linh và Cam Lộ tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình từ 5 – 7%.Ông Trần Văn Tân – Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục BVTV tỉnh cho biết: “Tại tỉnh Quảng trị, bệnh vàng rụng lá Corynespora trên cây cao su mặc dù tỷ lệ và quy mô nhiễm đang còn thấp và chưa ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng mủ cao su trong tỉnh nhưng đây là bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh. Trong thời gian tới, đặc biệt là khi bước vào mùa mưa bệnh sẽ phát sinh và gây hại nặng cho nhiều vùng trong cao su, nhất là các vùng trồng các dòng vô tính RIC 103, RRIC 104, LH 88/372, RRIM 600, RRIM 725…”. Bệnh vàng rụng lá Corynespora là loại bệnh nguy hiểm trên cây cao su và đã trở thành đại dịch ở nhiều quốc gia. Bệnh có thể phát sinh, phát triển quanh năm và gây hại ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cao su, nhất là các dòng cao su mẫn cảm. Do khả năng tiết ra độc chất và gây rụng lá hàng loạt, bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, sản lượng mủ, gây thiệt hại nặng nề cho ngành trồng cao su ở nhiều nước. Ở nước ta, bệnh được phát hiện lần đầu tiên trên cây cao su vào năm 1999. Năm 2010, bệnh đã phát sinh trên diện rộng ở một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Trung. Theo thống kê, có khoảng 15.000ha cao su bị nhiễm bệnh, tập trung chủ yếu ở các vùng cao su tiểu điền. Trước tình hình đó, Chi cục BVTV tỉnh đã chủ động điều tra, khoanh vùng và hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Cụ thể: Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho bà con nông dân cách phát hiện sớm các triệu chứng bệnh; Trong điều kiện bệnh có thể phát sinh phát triển mạnh và cây cao su có tỷ lệ từ 10% số lá bị nhiễm bệnh trở lên cần phải trị bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu như Anvil 5SC, Saizole 5SC, Vixazol 275SC, Calivil 55SC…; Với các vườn cây đang khai thác bị nhiễm bệnh phải ngừng khai thác nếu bệnh nặng; Tăng cường chăm sóc bón phân đầy đủ, hợp lý để cấy sinh trưởng phát triển khỏe; Vệ sinh toàn bộ vườn cao su đã bị bệnh, thu gom lá, cành bị bệnh rụng dưới đất để tiêu hủy nhằm giảm nguồn nấm bệnh lưu chuyển; Về lâu dài cần chọn và trồng các dòng vô tính cao su kháng hoặc chống chịu, không nhân giống và trồng các dòng vô tính mẫm cảm với bệnh./.
Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây