Hà Nội đẩy mạnh liên kết nhằm cung cấp sản phẩm nông sản an toàn cho người tiêu dùng

Thứ hai - 23/01/2017 20:21 460 0
Năm 2016 là năm điển hình trong công tác phối hợp xúc tiến thương mại nông nghiệp giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho người tiêu dùng Thủ đô và các tỉnh lân cận.
Góp phần quan trọng vào thành công đó là sự phối hợp chặt chẽ của nhiều đơn vị. Điển hình là Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã kết nối chặt chẽ với gần 40 tỉnh, thành phố thông qua nhiều hoạt động như Thông tin truyền thông; Hội chợ triển lãm; Tư vấn kết nối giao thương; Hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết; Tuần lễ nhận diện nông sản thực phẩm an toàn, đặc sản vùng miền; Hệ thống minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử. Kết quả đã kiểm soát các nông sản thực phẩm qua chương trình kết nối tiêu thụ vào Hà Nội như Chuỗi rau được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Hòa Bình, Sơn La với hệ thống cửa hàng, siêu thị Biggreen, Fivimart, chuỗi thịt gà DaBaCo Bắc Ninh... tại Hà Nội. Đến nay các chuỗi vẫn duy trì và không ngừng phát triển về số lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng các chủng loại hàng hóa. Trung tâm đã giới thiệu cho hơn 100 lượt doanh nghiệp của Hà Nội hợp tác với doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố; ký kết trên 50 hợp đồng liên kết cung cấp sản phẩm và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và liên kết tiêu thụ sản phẩm về Hà Nội. Tổ chức 3 tuần lễ nhận diện nông sản an toàn và đặc sản vùng miền Bắc Bộ, Nam Bộ và nông sản thực phẩm an toàn Việt tại Hà Nội với sự tham gia của trên 40 tỉnh, thành phố với gần 2.000 dòng sản phẩm. Tiêu biểu là các sản phẩm cá lồng (Hòa Bình), hồng không hạt, bí xanh (Bắc Kạn), thịt trâu gác bếp, gạo, mật ong (Điện Biên), tương Bần, nhãn lồng (Hưng Yên),... Thông qua các Chương trình hợp tác đã đưa được trên 50 chủng loại sản phẩm về Hà Nội như: Gạo chất lượng, Ngao sạch Nam Định, Chuối ngự Đại Hoàng, Rau an toàn Hà Nam, Rau an toàn Vĩnh Phúc, Na dai Lạng Sơn... Ngoài ra, Trung tâm đã xây dựng Hệ thống thông tin minh bạch truy xuất nguồn gốc điện tử với 555 chủng loại nông sản thực phẩm an toàn, trong đó có 238 dòng sản phẩm của 20 tỉnh, thành phố. Từ đó tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản thực phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố cung cấp cho Hà Nội, giúp doanh nghiệp quảng bá, xây dựng thương hiệu, giúp người tiêu dùng truy xuất được đầy đủ thông tin về sản phẩm, nơi sản xuất, tránh mua phải sản phẩm giả, sản phẩm nhái và kém chất lượng. Đồng thời, thúc đẩy tăng cường công tác kết nối giao thương giữa người sản xuất, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng. Chi cục Thú y Hà Nội cũng là đơn vị rất tích cực trong việc phối hợp với 24 tỉnh, thành phố thông qua ký biên bản thỏa thuận về công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật. Tập trung trao đổi thông tin và kinh nghiệm về quy hoạch phát triển chăn nuôi, kinh nghiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, xây dựng hệ thống thú y cơ sở; Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh; chính sách khuyến khích các cơ sở giết mổ tập trung; kinh nghiệm quản lý, xóa bỏ các điểm giết mổ nhỏ lẻ không nằm trong quy hoạch; Tăng cường kiểm soát chất lượng các sản phẩm của chăn nuôi đưa vào thị trường các tỉnh, thành phố nhằm giám sát tốt từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến lưu thông, phân phối, tiêu thụ;... Qua đó, hình thành được cơ chế liên lạc giữa các tỉnh, thành phố về phối hợp trong công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Tổng số lượng động vật từ các tỉnh nhập về Hà Nội khoảng 5 triệu con và động vật từ Hà Nội xuất đi các tỉnh khoảng 35 triệu con. Phần lớn số gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm vận chuyển lưu thông đều được tiêm phòng, thực hiện kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại nơi xuất phát, được cơ quan thú y kiểm soát chặt chẽ. Song hành với hai đơn vị trên, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đánh giá phân loại và cấp 325 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) cho các cơ sở kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn Hà Nội, trong đó có sản phẩm có nguồn gốc từ các tỉnh, thành. Tiến hành truy xuất nguồn gốc sản phẩm không đảm bảo chất lượng, đồng thời thông báo Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản các tỉnh có mẫu vượt mức cho phép về chất lượng, ATTP để các tỉnh có biện pháp ngăn chặn kịp thời và giải pháp quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng, ATTP cung cấp cho người tiêu dùng. Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và PTNT, nguồn cung thực phẩm cho dịp Tết năm nay khá dồi dào và ổn định về giá cả. Để tăng cường các nguồn nông sản thực phẩm an toàn, rõ xuất xứ cho người dân Thủ đô, ngay từ tháng 11/2016, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố cung cấp các thông tin về sản phẩm, địa chỉ nơi sản xuất, kênh phân phối, đồng thời tư vấn hỗ trợ kết nối giao thương, tổ chức giới thiệu sản phẩm vùng miền tại Trung tâm Tư vấn, Giới thiệu và bán nông sản thực phẩm an toàn tại số 35 Tạ Quang Bửu, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Năm 2016, công tác phối hợp phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt an toàn cho thành phố Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực. Từ đó, đã góp phần tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời góp phần tích cực trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây