Một số nội dung liên quan đến Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp

Thứ tư - 27/08/2014 21:19 1.865 0
Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp được Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện tới tất cả các tỉnh thành trong cả nước theo Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ngày 12/8/2014, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp (gọi tắt là Đề án).
Tại Hội nghị, Bộ Nông nghiệp và PTNT ghi nhận Đề án đã có một số mô hình trồng rừng thâm canh giá trị cao và phát huy hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên tiến độ triển khai trên diện rộng còn chậm, chưa tạo sự chuyển biến tích cực trong tăng trưởng, nâng cao giá trị lâm sản và thu nhập cho người trồng rừng. Nhằm đẩy nhanh tiến độ trong thời gian tới, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã ban hành thông báo số 6423/TB-BNN-VP ngày 12/8/2014 chỉ đạo một số nội dung như sau:1, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:- Báo cáo UBND tỉnh về chủ trương Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp; tổ chức nghiên cứu, quán triệt nội dung Đề án theo Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT tới các cơ quan, tổ chức có liên quan và tuyên truyền rộng rãi tại cộng đồng địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi căn bản nhận thức về ngành Lâm nghiệp là ngành kinh tế gắn với thu nhập, cuộc sống của người dân; cần phải đồng thời nâng cao hiệu quả của ngành Lâm nghiệp về cả kinh tế, xã hội và môi trường, trong đó nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng sản xuất có ý nghĩa quan trọng, then chốt đối với sự phát triển bền vững của ngành Lâm nghiệp.- Tập trung xây dựng, triển khai, nhân rộng các mô hình kinh tế lâm nghiệp có hiệu quả; hướng dẫn người dân trồng những loại cây theo nhu cầu thị trường nhất là gỗ lớn, tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nâng cao khả năng cạnh tranh của các loài cây trồng lâm nghiệp với các loài cây khác; thu hút đầu tư, ngăn chặn, giải quyết căn bản tình trạng phá rừng để lấy đất trái pháp luật.- Căn cứ vào nội dung Đề án chung và điều kiện thực tế của mỗi địa phương để xây dựng Đề án hoặc chương trình, kế hoạch tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp cấp tỉnh. Trong đó làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp; lựa chọn nhiệm vụ ưu tiên triển khai trong năm 2014; tiến hành rà soát lại quy hoạch 03 loại rừng, điều chỉnh cơ cấu rừng trồng là rừng sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường.- Tham mưu các cấp chính quyền tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp. Mỗi địa phương xây dựng một số mô hình liên kết, khuyến khích sự tham gia của các Hiệp hội Nghề nghiệp…xây dựng cơ chế chính sách, khuyến khích liên doanh, liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi sản xuất từ tạo vùng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ, với các hình thức tổ chức hợp tác linh hoạt, tự nguyện.- Có kế hoạch đào tạo nông dân nòng cốt làm lâm nghiệp, trước hết là về giống cây rừng, quản lý bảo vệ rừng và chế biến gỗ… 2. Đối với Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì, phối hợp với các địa phương đơn vị thực hiện:- Xác định gói kỹ thuật về thâm canh rừng để chuyển giao cho nông dân, công bố, hướng dẫn các cây trồng chủ lực đối với từng vùng kinh tế sinh thái.- Chấn chỉnh công tác quản lý giống, khắc phục tình trạng giống gốc tốt nhưng giống đến tay người dân lại không đảm bảo chất lượng. xây dựng, đề xuất các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất giống theo quy mô công nghiệp để cung cấp cho người dân.- Lựa chọn, xây dựng một số mô hình thâm canh rừng trồng năng suất cao để nhân rộng trong cả nước.- Khẩn trương đề xuất, trình Bộ phương án quản lý sản xuất, xuất khẩu dăm gỗ, chính sách phát triển thị trường lâm sản nội địa thay thế hàng nhập khẩu./.
Tác giả bài viết: Ngô Thị Bích Thảo
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây