Nâng cao vai trò về giới trong giảm thiểu rủi ro thiên tai

Thứ sáu - 20/05/2016 06:50 583 0
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng Giới và Trao quyền cho phụ nữ và một số cơ quan của Liên hợp quốc tại Việt Nam khai mạc “Hội nghị về giới và giảm thiểu rủi ro thiên tai khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”.
Tham dự còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam cùng hơn 200 đại biểu là đại diện Chính phủ, các chuyên gia của 22 quốc gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Diễn ra trong 3 ngày từ hôm nay đến ngày 18 tới, hội nghị tập trung thảo luận những biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và khả năng lãnh đạo của phụ nữ trong 4 lĩnh vực ưu tiên Khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai gồm: hiểu biết về rủi ro thiên tai; Tăng cường quản trị rủi ro thiên tai; Đầu tư vào ứng phó, phục hồi và thích ứng trong giảm thiểu rủi ro thiên tai và tăng cường chuẩn bị cho ứng phó, phục hồi và tái thiết hiệu quả sau rủi ro thiên tai…. Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Trưởng Ban chi đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai Cao Đức Phát nêu rõ: thế giới đang đối mặt với các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu, trong đó thiên tai đang là hiểm họa đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới đang gia tăng cả về tần suất và cường độ gây ra tổn thất ngày càng lớn về người và tài sản. Việt Nam đang triển khai các Mục tiêu quốc gia về Phát triển bền vững và cam kết thực hiện Khung hành động Sendai(2015-2030) về giảm rủi ro thiên tai và cam kết ủng hộ những khuyến nghị của Sendai về việc huy động sự tham gia và lãnh đạo của phụ nữ trong quá trình xác định rủi ro, lập kế hoạch phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả và tái thiết sau thiên tai. Hiến pháp, Luật phòng chống thiên tai và Luật Bình đẳng giới của Việt Nam quy định phụ nữ và nam giới được bình đẳng trong mọi hoạt động và bình đẳng giới phải được lồng ghép trong các hoạt động quản lý và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Trong hoạt động phòng chống thiên tai, Hội phụ nữ Việt Nam là thành viên quan trọng và tích cực ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Đây là hiện thực hóa những cam kết của Việt Nam đối với các khung pháp lý quốc tế, Khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai tại Việt Nam, Công ước Liên hợp quốc về chấm dứt mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ hay Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh và các công ước quốc tế khác có liên quan về bình đẳng giới mà Việt Nam đã thông qua. Thực tiễn công tác phòng chống thiên tai ở Việt Nam cho thấy, phụ nữ chính là những người đầu tiên chuẩn bị cho cả gia đình ứng phó với thiên tai, và cũng là những người đầu tiên đưa cuộc sống của cộng đồng trở lại ổn định sau khi xảy ra thiên tai. Việt nam cam kết nâng cao vai trò, vị thế cho phụ nữ, cải thiện điều kiện sống cũng như sinh kế của họ cho gia đình và toàn thể cộng đồng thông qua việc thực hiện hiệu quả các chương trình và hành động liên quan đến giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. /uploads/news/2016_05/16-05-bo-truong-cao-duc-phat-phu-nu-giu-vai-tro-quan-trong-trong-ung-pho-va-khac-phuc-hau-qua-sau-thien-tai_minh-long_tttin.jpg Bộ trưởng Cao Đức Phát phát biểu Bộ trưởng Cao Đức Phát nói: Các quốc gia hãy cùng chung tay hiện thực hóa việc lồng ghép Giới vào Kế hoạch thực hiện Khung hành động Sendai, cam kết tiếp tục tăng cường đại diện và tiếng nói của phụ nữ nói chung và Hội phụ nữ nói riêng và quá trình lập chính sách, kế hoạch và triển khai công tác phòng, chống thiên tai các cấp. Đồng thời thực hiện lồng ghép Giới trong Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai và Đề án nâng cao năng lực nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng. Về phần mình, bà Rô-bét-ta Cờ-lác-ke(Roberta Clarke), Giám đốc Vùng Châu Á – Thái Bình Dương của Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng Giới và Trao quyền cho phụ nữkhẳng định,khi thực hiện những ưu tiên về giảm thiếu rủi ro thiên tai tại khu vực, quốc gia và địa phương cần tạo điều kiện hơn nữa để phụ nữ tham gia lãnh đạo trong giảm thiểu rủi ro thiên tai. Phụ nữ tại Châu Á Thái Bình Dương là những người có khả năng và năng lực trong việc giải quyết những rủi ro thiên tai và phát triển sinh kế cho bản thân và cộng đồng. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai nhất trên thể giới. Theo báo cáo Thế giới về rủi ro thiên tai năm 2015, có 7 trong số 15 quốc gia có nguy cơ bị ảnh hưởng nhất năm ở khu vực. Mặc dù, thiên tai tác động đến mọi người nhưng ảnh hưởng tới phụ nữ và nam giới là hoàn toàn khác nhau. Trên toàn thế giói, tỷ lệ phụ nữ và trẻ em bị thương hay tử vong do thiên tai cao hơn 14 lần so với nam giới. Những phân biệt đôi xử có tính hệ thống đối với phụ nữ không chỉ khiến tỷ lệ phụ nữ tử vong trong thiên tai cao hơn mà còn cản trở khả năng ứng phó của họ với thiên tai và làm giảm năng lực ứng phó, phục hồi, thích nghi với thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai./.
Nguồn tin: CTV. Công ty TNHH Nông lâm Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây