Thực trạng và giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2016

Thứ ba - 14/06/2016 03:45 406 0
Chiều ngày 9/6/2016, tại Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT đã tổ chức cuộc họp bàn thực trạng và giải pháp triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2016. Bộ trưởng Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp.
Tham gia cuộc họp còn có Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Trần Thanh Nam và đại diện lãnh đạo của các cục, vụ là thành viên của Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”. /uploads/news/2016_06/new-picture-32.png Toàn cảnh cuộc họp Theo báo cáo của Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT, tổng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp năm 2016 là 199.150 người (nông dân nòng cốt: 40.000 người, nông dân tham gia sản xuất hàng hóa: 65.000 người; nông dân làm các nghề nông nghiệp: 94.150 người) với 6.000 lớp. Theo Quyết định số 971/QĐ-TTg, bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 280.000 lao động nông nghiệp. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chỉ tiêu kế hoạch của các địa phương là 189.307 người, đạt 93% so với kế hoạch và bằng 95% so với năm 2015. Việc triển khai kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông nghiệp cho lao động nông thôn có những thuận lợi như Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 1/7/2015 về sửa đổi bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, trong đó giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm toàn diện về đào tạo nghề nông nghiệp từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT; Quyết định 46/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 về việc quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng trong đó đã nâng các định mức đào tạo cho một người học nghề từ 2 triệu lên 3 triệu đồng/tháng; Bộ cũng đã có định hướng ưu tiên đào tạo nghề cho nông dân chủ chốt, nông dân tham gia các dự án lien kết sản xuất, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất,… Tuy nhiên còn có rất nhiều khó khăn như sự chuyển biến về công tác quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo nghê nông nghiệp ở một số địa phương còn hạn chế, công tác điều tra, khảo sát, lập kế hoạch chưa sát với thực tế, sát với yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển hàng hóa, nhất là nông nghiệp chất lượng cao, an toàn thực phẩm; Cơ chế, cách thức phân bổ đào tạo nghề nông nghiệp chưa theo Quyết định số 971/QĐ-TTg, có tỉnh giao trực tiếp cho UBND huyện và huyện giao cho Trung tâm đào tạo nghề hướng nghiệp cấp huyện thực hiện. Các cơ sở này thường thiếu giáo viên, thiếu các điều kiện về dạy nghề nông nghiệp và thực hiện không theo sự chỉ đạo của Sở NN và PTNT. Sở NN và PTNT là cơ quan quản lý đào tạo nghề nông nghiệp cho LĐNT nhưng hiện chưa được phát huy hết vai trò và chủ động trong tổ chức thực hiện. Kinh phí cấp cho Sở NN và PTNT còn hạn chế, nhiều tỉnh chưa lồng ghép nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp vào các dự án khuyến nông. Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Ban chỉ đạo hướng dẫn triển khai để thực hiện tốt các nội dung, theo đó: - Cục Kinh tế Hợp tác và PTNT: + Hướng dẫn xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT cho giai đoạn 2016-2020 để đạt được mục tiêu có 1,4 triệu lao động được đào tạo. Cần phải xác định rõ đối tượng đào tạo, ưu tiên tổ chức đào tạo cho các đối tượng nông dân tham gia sản xuất ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh, có hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. + Lựa chọn cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp có đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cơ sở thực hành đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hội nhập TPP và gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hỗ trợ trung tâm khuyến nông tỉnh củng cố đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất để có đủ điều kiện theo quy định tham gia đào tạo nghề nông nghiệp. + Phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ rà soát lại chương trình đào tạo. + Hình thức đào tạo: Tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp chủ yếu là dạy thực hành và thực hiện tại nơi sản xuất theo các mô hình đã thí điểm có hiệu quả, gắn đào tạo với các mô hình khuyến nông, liên kết sản xuất, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tại địa bàn thôn, bản, xã để tạo việc làm cho LĐNT và xây dựng nông thôn mới. + Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác đào tạo nghề cho LĐNT. - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chỉ đạo trung tâm khuyến nông các tỉnh tham gia đào tạo nghề, tổng kết đánh giá đào tạo nghề gắn với các mô hình dự án khuyến nông và phối hợp với một số địa phương thí điểm một số mô hình đào tạo. Đồng thời chỉ đạo hệ thống khuyến nông tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề, các mô hình dạy nghề có hiệu quả, các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau học nghề, cung cấp thông tin thị trường, giá cả nông sản, thị trường tiêu thụ để tăng giá trị sản phẩm, góp phần vào mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại địa phương./.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR (Chi cục Kiểm lâm)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây