Chủ động ứng phó với dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh
Ngô Bích Thảo
2018-09-18T23:21:01-04:00
2018-09-18T23:21:01-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tt-chi-dao-dieu-hanh/Chu-dong-ung-pho-voi-dich-ta-lon-Chau-Phi-tren-dia-ban-tinh-1738.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2018_09/new-picture-1_7.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, với tỷ lệ chết cao lên đến 100%, hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy giải pháp phòng bệnh là chính, gồm: phát hiện và xử lý triệt để ổ dịch ngay từ khi ở phạm vi nhỏ, chưa lây lan, các biện pháp kiểm dịch nhập khẩu, kiểm soát vận chuyển lợn.
Theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), từ cuối năm 2017 đến ngày 10/9/2018, đã có 17 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (bệnh không lây nhiễm và gây bệnh ở người), với tổng số lợn buộc phải tiêu hủy là trên 500.000 con. Cũng theo OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), từ đàu tháng 8/2018 đến ngày 09/9/2018, Trung Quốc báo cáo tổng cộng có 14 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh (bao gồm: An Huy, Hắc Long Giang, Hà Nam, Liêu Ninh, Giang Tô và Chiết Giang) với tổng số hơn 38.000 con lợn các loại buộc phải tiêu hủy. /uploads/news/2018_09/new-picture-1_6.png Để chủ động phòng, chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2698/UBND-KT ngày 19/9/2018 yêu cầu: 1. Nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, kể cả hình thức cho, tặng của các tổ chức, cá nhân và cư dân khu vực biên giới. 2. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng chủ trì, phối hợp Cục Hải quan, các thành viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (thành viên Ban Chỉ đạo 389 của tỉnh) và UBND các huyện biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật các vụ việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật; Phối hợp với chính quyền địa phương (cấp huyện, cấp xã) tổ chức tuyên truyền trong Nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu. 3. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT: Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã trong việc theo dõi, giám sát và ứng phó nếu có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trên địa bàn tỉnh. Khi có thông tin về dịch bệnh nghi là bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải nhanh chóng phối hợp chính quyền địa phương xác minh, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời không để dịch lây lan. Tăng cường công tác kiểm dịch động vật. Hướng dẫn, đôn đốc, giám sát các huyện, thị xã triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định. Chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm địa bàn tỉnh” khi có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đầy đủ thực hiện khẩn trương Tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 2 năm 2018 để phòng chống, ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh. 4. Một số biện pháp cần tập trung triển khai quyết liệt tại địa phương như sau: + Tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn tại địa phương, nếu phát hiện lợn bệnh với các triệu chứng, bệnh tích điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc thi cần lấy mẫu (trước khi xử lý tiêu hủy theo quy định của pháp luật) để chẩn đoán, xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh. Khi phát hiện có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải dừng việc vận chuyên và xử lý ngay đàn lợn, sản phẩm của lợn, kể cả sản phẩm đã qua chế biến chín từ nơi đã xác định dương tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo đúng quy định của Luật thú y và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT. + Thực 'hiện nghiêm công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y theo quy‘định của Pháp luật Thú y trên địa bàn quản lý. + Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi (hằng ngày vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi; định kỳ phun hóa chất tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi; hạn chế tối đa việc ra, vào thăm cơ sở chăn nuôi nhất là tại các cơ sở sản xuất giống;...); cần tập trung đối với đàn lợn tại các xã giáp biên giới, có phương tiện vận chuyển đến từ nước đang có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và các địa phương có nhiều khách du lịch. + Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư để người dân không tham gia các hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào trong nước tiêu thụ, không mua bán lợn, các sản phẩm của lợn không rõ nguồn gốc rõ ràng, không qua kiểm dịch để hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh. Theo chức năng, nhiệm vụ, các Sở ban ngành và UBND các huyện, thị xã chủ động phối hợp để phòng, chống Dịch tả lợn./.
Tác giả bài viết: Ngô Bích Thảo
Nguồn tin: tuoitre.vn