Đề cương giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013
admin
2014-04-15T22:00:43-04:00
2014-04-15T22:00:43-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tuyen-truyen-pho-bien-phap-luat-cac-ngay-le-lon/De-cuong-gioi-thieu-mot-so-noi-dung-co-ban-cua-Luat-thuc-hanh-tiet-kiem-chong-lang-phi-nam-2013-592.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Chương I – Những quy định chung gồm có 10 điều (từ Điều 1 đến Điều 10) quy định phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; nguyên tắc thực hành tiết; kiệm, chống lãng phí; công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; giám sát về thực; hành tiết kiệm, chống lãng phí; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức; phát hiện lãng phí và trách nhiệm xử lý; thông tin phát hiện lãng phí; kiểm tra, thanh tra, kiểm soát chi, kiểm toán nhà nước.
Chương II – Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số lĩnh vực gồm có 8 mục với 56 điều (từ Điều 11 đến Điều 66), bao gồm các quy định về hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ; nguyên tắc ban hành định mức, tiêu chuẩn, chế độ; trách nhiệm ban hành, thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ; hành vi vi phạm trong ban hành, thực hiện và kiểm tra định mức, tiêu chuẩn, chế độ; lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước; quản lý kinh phí ngân sách nhà nước; sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia; quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo; quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ y tế; thành lập, quản lý, sử dụng quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước; giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho các cơ quan, tổ chức; hành vi gây lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ, giao dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; mua sắm, trang bị, sửa chữa phương tiện đi lại; quản lý, sử dụng phương tiện đi lại; mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc; mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện thông tin, liên lạc; hành vi gây lãng phí trong mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện đi lại, phương tiện, thiết bị làm việc và phương tiện thông tin, liên lạc; lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án đầu tư; lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tưKhảo sát, thiết kế xây dựng công trình; lập, thẩm định, phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình; lựa chọn nhà thầu, tổ chức tư vấn giám sát thực hiện dự án đầu tư; thực hiện dự án đầu tư, thi công công trình; quản lý vốn đầu tư xây dựng; sử dụng vốn đầu tư xây dựng; tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, lễ khánh thành công trình xây dựng; quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; quản lý, sử dụng nhà ở công vụ; quản lý, sử dụng công trình phúc lợi công cộng; hành vi gây lãng phí trong đầu tư xây dựng, quản lý, sử dụng trụ sở làm việc, nhà ở công vụ và công trình phúc lợi công cộng; nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; quản lý, sử dụng đất; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên rừng; quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khác; sử dụng tài nguyên tái chế và các nguồn năng lượng tái tạo; hành vi gây lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên; nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong cơ quan nhà nước; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động trong các cơ quan, tổ chức khác; hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quản lý, sử dụng đất và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại doanh nghiệp nhà nước; hành vi gây lãng phí trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức lễ hội và các hoạt động khác có sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng; tổ chức thực hiện quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Chương III – Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí gồm có 9 điều (từ Điều 67 đến Điều 75), quy định trách nhiệm của Chính phủ; trách nhiệm của Bộ Tài chính; trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan thanh tra; trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước; trách nhiệm của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân. Chương IV – Khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm gồm có 3 điều (từ Điều 76 đến Điều 78), quy định về khiếu nại, tố cáo; khen thưởng; xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại. Chương V – Điều khoản thi hành gồm có 2 điều (Điều 79 và Điều 80), quy định hiệu lực thi hành; quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. NHỮNG NỘI DUNG QUAN TRỌNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong: 1. Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước; 2. Quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên; 3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Điều 8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức 1. Thực hiện chương trình, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao. 2. Quản lý, sử dụng vốn nhà nước, tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; giải trình và chịu trách nhiệm cá nhân về việc để xảy ra lãng phí thuộc phạm vi quản lý, sử dụng. 3. Tham gia hoạt động thanh tra nhân dân, tham gia giám sát, đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, tổ chức và trong lĩnh vực công tác được phân công; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi gây lãng phí theo thẩm quyền. Điều 25. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong một số trường hợp sử dụng ngân sách nhà nước 1. Một số trường hợp sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quy định tại Điều này bao gồm: a) Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; b) Cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, khảo sát trong và ngoài nước; c) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; d) Sử dụng điện, nước; đ) Sử dụng văn phòng phẩm, sách báo, tạp chí; e) Tiếp khách, khánh tiết; tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm. 2. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm: a) Ban hành quy chế quản lý, giao mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí đến từng bộ phận, cá nhân để thực hiện; b) Quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ và dự toán được duyệt, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao; c) Tùy theo tính chất chỉ tiêu, thực hiện khoán đến người sử dụng các khoản kinh phí hoạt động nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để bảo đảm hiệu quả và phù hợp với yêu cầu công việc; d) Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ hàng năm để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm. Điều 76. Khiếu nại, tố cáo 1. Công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức có quyền khiếu nại; công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và được bảo vệ theo quy định của pháp luật về tố cáo. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố cáo. 3. Người có hành vi bao che, cản trở hoặc thiếu trách nhiệm trong xử lý khiếu nại, tố cáo, xử lý người vi phạm pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; người có hành vi đe dọa, trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều 77. Khen thưởng 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích dưới đây thì được khen thưởng; a) Hoàn thành, hoàn thành vượt mức mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm và yêu cầu chống lãng phí được giao; b) Có giải pháp, sáng kiến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mang lại kết quả cụ thể; c) Phát hiện, có thông tin phát hiện, ngăn chặn kịp thời không để lãng phí xảy ra. 2. Nguồn khen thưởng: a) Nguồn tiền thưởng theo quy định của Luật thi đua, khen thưởng; b) Nguồn kinh phí tiết kiệm do áp dụng giải pháp, sáng kiến mang lại; c) Nguồn kinh phí do ngăn chặn được lãng phí khi được phát hiện và khắc phục kịp thời; d) Nguồn kinh phí được giao tự chủ của cơ quan, tổ chức. 3. Việc tính toán, xác định và sử dụng các nguồn tiền thưởng quy định tại khoản 2 Điều này do Chính phủ quy định. Điều 78. Xử lý vi phạm và bồi thường thiệt hại 1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại các điều 27, 32, 45, 53 và 58 của Luật này; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của Luật này để xảy ra lãng phí thì bị xử lý như sau: a) Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp, cơ quan cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; b) Bồi thường một phần hoặc toàn bộ thiệt hại theo quy định của pháp luật; c) Tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức không trực tiếp vi phạm nhưng để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức, để xảy ra hành vi lãng phí của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc không xử lý hành vi lãng phí theo thẩm quyền thì bị xử lý như sau: a) Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; b) Tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra lãng phí trong cơ quan, tổ chức cấp dưới và trong cơ quan, tổ chức do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách và bị xử lý như sau: a) Có trách nhiệm giải trình theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân cấp trên, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát và cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; b) Tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được xem xét giảm trách nhiệm pháp lý quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này nêu đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi lãng phí; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi lãng phí. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Nguồn tin: Theo mard.gov.vn: