MỘT SỐ KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT
Trần Chúc-Chảnh Thanh tra
2015-09-03T05:11:16-04:00
2015-09-03T05:11:16-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/thanhtra/Tin-tuc-su-kien/MOT-SO-KHO-KHAN-VUONG-MAC-TRONG-HOAT-DONG-THANH-TRA-CHUYEN-NGANH-NONG-NGHIEP-PTNT-24.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Hiện nay, tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT được điều chỉnh bởi Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra, Nghị định 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ Quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và Nghị định 47/2015/NĐ-CP ngày 14/5/2015 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra; trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các đoàn thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT nói riêng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc khi áp dụng Thông tư 05/2015/TT-TTCP cụ thể như sau: - Theo quy định tại Điều 22, Thông tư 05/2015/TT-TTCP Công bố quyết định thanh tra. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Việc thực hiện quy định này gặp một số khó khăn như: Thứ nhất: Đối tượng của cuộc thanh tra hành chính thường là một hoặc vài cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý. Trong khi thanh tra chuyên ngành tiến hành đối với rất nhiều tổ chức, cá nhân (có Đoàn thanh tra hơn một trăm tổ chức, cá nhân) vì vậy việc thông báo cũng như công bố thanh tra là hết sức khó khăn; Thứ hai: Nội dung thanh tra chuyên ngành (vật tư nông nghiệp; an toàn thực phẩm...) nhằm phát hiện xử lý ngăn chặn kịp thời hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Nếu thông báo và công bố trước nội dung thanh tra thì các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm sẽ tìm cách tẩu tán hàng hóa, trốn tránh hoặc che dấu hành vi vi phạm. Vì vậy mục đích cuộc thanh tra không đạt được. - Về quy định tại Điều 31 khi kết thúc việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra thông báo bằng văn bản về thời gian kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra và gửi cho đối tượng thanh tra biết. Trường hợp cần thiết, có thể tổ chức buổi làm việc với đối tượng thanh tra để thông báo việc kết thúc thanh tra trực tiếp. Nội dung làm việc được lập thành biên bản kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Quy định này chỉ phù hợp với Đoàn thanh tra hành chính còn đối với thanh tra chuyên ngành không thể áp dụng được. Từ những khó khăn trên kiến nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT sớm ban hành Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành cho cụ thể, dễ áp dụng trong thực tiễn hiện nay. - Đối với việc thực hiện quy định phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập theo Điều 29 Nghị định 07/NĐ-CP. Chánh Thanh tra bộ, Chánh Thanh tra sở, Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ, Chi cục trưởng thuộc Sở căn cứ vào kế hoạch thanh tra phân công Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý tiến hành thanh tra chuyên ngành độc lập. Việc tiến hành thanh tra bằng việc lập Đoàn thanh tra với nhiều thành viên tham gia trong thực tế còn gặp không ít khó khăn. Trong thực tế việc thanh tra độc lập bởi thanh tra viên hoặc công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là rất khó khăn vì một số lĩnh vực thanh tra chuyên ngành như vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm, thú y (kiểm soát giết mổ), thủy sản...khi tiến hành thanh tra độc lập sẽ bị cản trở bởi các đối tượng thanh tra, việc xử lý vi phạm và công tác phối hợp xử lý vi phạm cũng không được thuận lợi, do đó việc thanh tra độc lập kém hiệu quả. Do đó quy định này cũng cần được hướng dẫn, áp dụng trong một lĩnh vực cụ thể mới phát huy được hiệu qủa hình thức thanh tra độc lập./.
Tác giả bài viết: Trần Chúc-Chảnh Thanh tra
Nguồn tin: Thanh tra Sở