Luật tiếp công dân có nhiều quy định mới

Thứ sáu - 04/07/2014 01:59 1.637 0
Trước khi có Luật tiếp công dân đã có nhiều Văn bản quy định về việc tiếp công dân như: Quy định về tiếp công dân tại Chương V của Luật khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2004/QH11 và Luật số 58/2005/QH11, Chương V của Luật khiếu nại số 02/2011/QH13, các quy định về tiếp công dân của các Văn bản này hết hiệu lực vào ngày 01/07/2014.
Luật tiếp công dân 2013 có hiệu lực từ ngày 01/07/2014 kế thừa những văn bản quy định về tiếp công dân trước đây, đồng thời có một số quy định mới như sau: Về quyền của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quy định hai điểm mới tại Điểm d, Điểm đ, Khoản 1, Điều 7 đó là: - Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; - Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch. Tổ chức tiếp công dân lần đầu tiên có khái niệm Ban tiếp công dân, được quy định tại Khoản 3, Điều 10, đó là: “Ban tiếp công dân được thành lập để trực tiếp quản lý Trụ sở tiếp công dân ở mỗi cấp; phối hợp cùng đại diện cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân; - Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật; - Phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được tiếp nhận tại Trụ sở tiếp công dân; thực hiện việc chuyển đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã được tiếp nhận nhưng không thuộc phạm vi, trách nhiệm xử lý của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân; - Theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý, trả lời về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh mà Ban tiếp công dân đã chuyển đến; - Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân; báo cáo định kỳ và đột xuất với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”. Các điểm mới về nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tiếp công dân được quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 14, đó là: - Chủ trì, phối hợp với đại diện cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân và cơ quan, tổ chức hữu quan khác chuẩn bị cho lãnh đạo cơ quan Đảng, Nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân. - Yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan cử người có trách nhiệm đến Trụ sở tiếp công dân để phối hợp tham gia tiếp công dân khi có vụ việc phức tạp hoặc trong trường hợp cần thiết khác. Về nhiệm vụ tiếp công dân của cơ quan Đảng, nhà nước như: Văn phòng Trung Ương Đảng, Ban Nội Chính, Uỷ ban kiểm tra, Văn phòng Quốc Hội, văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban dân nguyện thuộc UBTV Quốc hội, Văn phòng Tỉnh ủy, được quy định rõ ràng, cụ thể. Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp dân có một số điểm mới được quy định tại Điểm c, Điểm đ, Khoản 1, Điều 18, đó là: - Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên; - Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung. Luật tiếp công dân còn quy định: “Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, cơ quan thanh tra các cấp và các cơ quan khác của Nhà nước trong việc xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung”. Ngoài ra, tại Khoản 5, Điều 11, quy định “Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở trung ương ít nhất 01 ngày trong 01 tháng và thực hiện việc tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này”. Luật tiếp công dân năm 2013 góp phần hoàn thiện hệ thống Văn bản, Pháp luật về tiếp công dân, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Đảng, Nhà nước, cán bộ, công chức trong việc tiếp công dân, góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, thực hiện dân chủ trong đời sống xã hội.
Tác giả bài viết: Lê Vĩnh Ninh
Nguồn tin: Thanh tra Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay8,366
  • Tháng hiện tại192,411
  • Tổng lượt truy cập6,975,382
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây