Một số khó khăn trong thực tế khi áp dụng điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

Thứ tư - 04/11/2015 06:00 1.171 0
Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính.
Biện pháp này chỉ được áp dụng trong những trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 1 điều này như sau:a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này. Về thẩm quyền thì Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.Thủ tục, thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo khoản 5,6,7,8,9, điều 125. trong đó quy định Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.Việc áp dụng quy định này ở cơ quan thanh tra chuyên ngành hay các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành sẽ gặp một số khó khăn nhất định như: khi tiến hành kiểm tra thường xuyên mà không thành lập đoàn thanh tra, trưởng Đoàn kiểm tra không có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính do đó không thể lập thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính ngay tại nơi xảy ra vi phạm được, hơn nữa việc lập biên bản tạm giữ phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ. Bên cạnh đó tại khoản 4 điều 125 quy địnhTrong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.Như vậy, thanh tra viên chuyên ngành, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi thực hiện công vụ thì Luật không quy định do đó các đoàn thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và PTNT trong quá trình hoạt động thanh kiểm tra chuyên ngành sẽ gặp khó, nhất là kiểm tra trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp và đánh bắt thủy sản.Từ thực tế và những khó khăn trên, cần kiến nghị Bộ tư pháp, Chính phủ, Quốc hội xem xét bổ sung quy định cho thanh tra viên chuyên ngành, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành vào khoảng 4 điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính, tạo cơ sở pháp lý cho lực lượng này thực hiện nhiệm vụ đúng quy định.
Tác giả bài viết: Thanh tra Sở (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập261
  • Hôm nay6,800
  • Tháng hiện tại100,354
  • Tổng lượt truy cập6,464,354
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây