Động lực để nông nghiệp phát triển bền vững

Thứ hai - 29/06/2020 03:57 322 0
Ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất - kinh doanh được coi là động lực then chốt để phát triển bền vững cho các khối ngành sản xuất. Nhiều công trình nghiên cứu, đề tài, dự án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp tỉnh được triển khai, áp dụng thành công trong thực tiễn đời sống, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Bình Phước.
Bảo tồn và quản lý quỹ gen trên cây điều địa phươngĐiều là cây trồng chủ lực thúc đẩy kinh tế Bình Phước phát triển. Tuy nhiên, 61% diện tích điều trồng trên địa bàn tỉnh bằng hạt, nhiều cây đã già cỗi, sâu bệnh, sinh trưởng kém; hơn nữa, thâm canh của đại đa số người trồng điều chưa đúng mức nên năng suất, sản lượng những năm qua đạt thấp. Để nâng cao năng suất, cải tạo vườn điều, ngành KH&CN Bình Phước đã có nhiều đề tài nghiên cứu về cây điều, trong đó có “Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu bảo tồn và quản lý quỹ gen cây điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước”. Từ năm 2013-2018, tỉnh đã tuyển chọn và công nhận 6 giống đầu dòng ưu tú được Hội đồng khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đưa vào sản xuất, bảo tồn nguồn gen, nhân giống cây điều địa phương. Đây là những giống điều ưu tú nổi trội về đặc điểm nông học như năng suất, chất lượng cũng như khả năng thích nghi cao hơn với điều kiện khí hậu của địa phương. Trong số đó có cây điều giống BP102 của gia đình ông Hoàng Văn Tầm, thôn 8, xã Long Hà, huyện Phú Riềng. /uploads/van-phong-so/2020_06/a_1.jpgPhó chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Công (bìa trái) tới thăm và trao đổi với chị Đỗ Thị Đạt (thứ 2 từ phải qua), chủ Cơ sở sản xuất rau an toàn Vĩnh Đạt, thôn 11, xã Long Hà, huyện Phú RiềngGia đình ông Tầm đã trồng cây điều này từ năm 1980 bằng hạt. Từ đó đến nay, cây điều luôn cho năng suất cao và kháng bệnh rất tốt. Năng suất đạt từ 80-100kg hạt/cây/năm, tỷ lệ nhân thu đạt 33,6%, trung bình 124 hạt/kg, gấp đôi hạt những cây điều bình thường khác. Hiện ông Tầm đã trồng một vườn điều đầu dòng BP102 và một vườn ươm giống điều ghép để phục vụ người dân địa phương. Những giống điều này sẽ cho thu hoạch khoảng 2kg/cây vào năm thứ 2, năm thứ 3 đạt 5kg/cây tùy điều kiện chăm sóc, thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng.Những mô hình, nhiệm vụ KH&CN tiêu biểuCơ sở sản xuất rau an toàn Vĩnh Đạt, thôn 11, xã Long Hà cũng là một trong 5 mô hình được hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển vùng trồng rau an toàn đạt chứng nhận VietGAP. Dự án được triển khai từ năm 2017, đến nay đã phát huy hiệu quả. Chị Đỗ Thị Đạt, chủ cơ sở cho biết, chị đã trồng rau khoảng 20 năm nay, ngày trước đa phần làm thủ công, theo kinh nghiệm. Từ ngày được hưởng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN, tham gia các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức cơ bản về VietGAP trong trồng trọt và sản xuất rau an toàn, chị đã thay đổi cách làm, nhờ vậy hiệu quả kinh tế cao hơn. Với 4,5 ha rau an toàn trung bình mỗi ngày cơ sở xuất bán khoảng 1,5 tấn rau xanh. Lợi nhuận mỗi năm của gia đình chị trên 1 tỷ đồng. Theo chị Đạt, trong xu thế hội nhập đòi hỏi nhà nông phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng an toàn, nhằm cạnh tranh lành mạnh trên thương trường và an toàn cho người tiêu dùng về lâu dài.Xây dựng mô hình trồng bưởi da xanh đạt tiêu chuẩn VietGAP sử dụng phân hữu cơ vi sinh tự ủ cũng là một trong những nhiệm vụ được Sở KH&CN chuyển giao cho Hội Nông dân tỉnh thực hiện từ tháng 10-2017 đến tháng 10-2018. Hợp tác xã nông nghiệp Tâm Sầu Riêng, khu phố Suối Đá, phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài được hưởng chương trình này. Gần 3 năm nay, hợp tác xã đã chăm sóc thành công 15 ha bưởi da xanh trồng xen với cây cam sành cho hiệu quả kinh tế rất cao. Sản phẩm bưởi da xanh của hợp tác xã đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP và có giá bán cao, đầu ra ổn định. Nhờ vậy, giá trị kinh tế của cây bưởi tăng từ 10-30% so với các năm trước.Ứng dụng các đề tài, dự án, nhiệm vụ KH&CN vào sản xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thiết thực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng hiệu quả. Việc hỗ trợ thực hiện các mô hình đã góp phần phát triển kinh tế cho hộ dân, tạo hiệu ứng lan rộng trên địa bàn. Để các đề tài, nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng vào thực tiễn, ngành KH&CN sẽ tiếp tục đổi mới công tác KH&CN; thực hiện cơ chế đặt hàng, ưu tiên những nhiệm vụ được hình thành từ cơ sở, có địa chỉ ứng dụng, có sự tham gia của “4 nhà”: nhà nông, Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp; lựa chọn các lĩnh vực trọng tâm ứng dụng tiến bộ khoa học tạo sự đột phá, có tác động ngay và trực tiếp vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời đổi mới công tác tư vấn công nghệ một số ngành sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm địa phương; tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch của tỉnh về KH&CN.
Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay4,985
  • Tháng hiện tại137,035
  • Tổng lượt truy cập6,709,490
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây