Kết quả hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng năm 2021

Thứ năm - 27/01/2022 20:17 616 0
Việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, kết quả trong năm 2021 đã thực hiện như:
- Chỉ đạo bộ phân chuyên môn chủ động triển khai Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNN-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Tài nguyên & Môi trường về việc hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng, đã triển khai Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNN-BTNMT cho cán bộ trong ngành Nông nghiệp và nhiều xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
 - Tổ chức cắm 19 bảng (pano) tuyên truyền hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo nội dung Thông tư liên tịch số 05 và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến môi trường.
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình tuyên truyền hướng dẫn thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trong năm 2021 với tổng kinh phí 81,870 triệu đồng chủ yếu kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp Nông nghiệp phát triển nông thôn.
- Duy trì 29 bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đặt tại 29 xã nông thôn mới trên địa bàn 08 huyện, thị toàn tỉnh.
- Trong năm 2021, Sở Nông nghiệp & PTNT không thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực từ các bể chứa.
- Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp của UBND các huyện, thị và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp & PTNT triển khai hướng dẫn tuyên truyền Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNN-BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
- Khó khăn:
Do chưa nhận thức sâu ý nghĩa của việc thu gom bao gói thuốc BVTV qua sử dụng nên vẫn còn tình trạng một số người dân sau khi phun rải thuốc xong, bao gói, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật vứt bừa bãi trên đồng ruộng hoặc những nơi tiện tay, không bỏ vào hố đúng theo quy định. Với lượng thuốc bảo vệ thực vật còn dính lại trong bao bì, chai lọ do không được súc rửa hết thuốc còn lại trước khi vứt bỏ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Chính quyền địa phương cấp xã, phường chưa thật sự quan tâm sâu sát việc tuyên truyền thu gom bao gói thuốc BVTV và bảo vệ hố thu gom.
 Đề xuất các giải pháp thực hiện:
 - Tập huấn tuyên truyền hướng dẫn tác hại của thuốc BVTV để lại dư lượng quá mức cho phép trong nông sản làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vận động nông dân tích cực tham gia thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng bỏ vào bể chứa đúng nơi quy định, không bỏ rác sinh hoạt vào bể chứa.
- Chính quyền địa phương cấp xã cần quan tâm, vận động nông dân tích cực tham gia thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng bỏ vào bể chứa. Không bỏ xác động vật chết hay rác thải sinh hoạt hàng ngày vào hố.
Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường cần tăng cường nguồn kinh phí hàng năm cho đơn vị chuyên môn và các địa phương để thực hiện tuyên truyền việc thu gom,vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đảm bảo vệ sinh môi trường, đúng quy định của pháp luật.
 Kế hoạch dự kiến thực hiện năm 2022:
Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, chương trình sự nghiệp năm 2022, trong đó quan tâm bố trí kinh phí để tuyên truyền, hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
Tác giả bài viết: Uông Sợi
Nguồn tin: Bộ phận TT và BVTV-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay4,820
  • Tháng hiện tại134,093
  • Tổng lượt truy cập6,706,548
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây