KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG THÁNG 10 NĂM 2017

Thứ tư - 08/11/2017 02:52 527 0
Công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản mang ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là vùng nuôi thủy sản tập trung và vùng nuôi lồng bè nhằm cảnh báo môi trường, phục vụ quản lý và chỉ đạo nuôi thủy sản đạt hiệu hiệu quả.
Quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản cung cấp thông tin chất lượng nước, đưa ra những khuyến cáo, cảnh báo sớm giúp người nuôi có biện pháp quản lý và tránh rủi ro do môi trường, theo dõi biến đổi khí hậu để có thể dự báo môi trường trong các năm tiếp theo. Với mục đích và ý nghĩa đó, tháng 10 năm 2017 Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục thực hiện quan trắc môi trường nước tại 02 khu vực lồng bè nuôi tập trung trên hồ Thác Mơ và hồ Cần Đơn, kết quả như sau: - Đối với khu vực xung quanh lồng bè nuôi: Các chỉ tiêu oxy, pH, nhiệt độ, NO2, KH trên hồ Thác Mơ, Cần Đơn phù hợp với chất lượng nước nuôi cá lồng bè và nằm trong phạm vi cho phép theo QCVN 02-22:2015/BNNPTN (nhiệt độ: 28,50C-290C; pH: 6,2-7; Oxy ≥4mg/l; NH3 = 0mg/l; NO2 =0mg/l; KH: 135-140mg/l) - Đối với môi trường trong lồng bè nuôi: Các chỉ tiêu oxy, pH, NH3, NO2, KH trong khu vực lồng bè đạt theo quy định tại QCVN 02-22:2015/BNNPTN (nhiệt độ: 280C-290C; pH: 7,3-7,5; Oxy ≥4mg/l; NH3 = 0mg/l; NO2 =0mg/l; KH: 140 mg/l). Căn cứ điều kiện đảm bảo cho nuôi trồng thủy sản lồng bè theo quy chuẩn QCVN 02:22:2015/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cơ sở nuôi cá lồng bè nước ngọt – Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường thì các chỉ tiêu về môi trường nuôi trồng thủy sản trên hồ Thác Mơ và hồ Cần Đơn tháng 10 năm 2017 khá ổn định và nằm trong phạm vi cho phép. Tuy nhiên, hiện đang trong mùa mưa nên để giảm thiểu thiệt hại, nâng cao chất lượng môi trường và sức khỏe thủy sản nuôi, người nuôi cần áp dụng các biện pháp sau: + Thường xuyên kiểm tra kỹ giây neo, gia cố, tu sửa lồng bè đảm bảo chắc chắn và theo dõi dự báo thời tiết để chủ động di chuyển bè nuôi đến điểm an toàn. + Định kỳ vệ sinh lồng bè nuôi, cọ sạch các cạnh bên trong và ngoài lồng nuôi để giảm bệnh dịch và tăng lưu tốc nước. + Treo các túi vôi với lượng 2-4 kg/m3 ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè để ổn định môi trường và hạn chế mầm bệnh. + Bổ sung vi lượng, khoáng chất, vitamin… đặc biệt là vitamin C vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng chi thủy sản nuôi.
Tác giả bài viết: Phan Thị Minh
Nguồn tin: Báo điện tử TW Hội ND Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây