Hội nghị toàn quốc về đào tạo nghề cho lao động nông thôn
BBT
2018-01-06T03:22:51-05:00
2018-01-06T03:22:51-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-trong-nuoc/Hoi-nghi-toan-quoc-ve-dao-tao-nghe-cho-lao-dong-nong-thon-1434.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Sáng ngày 23/3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và xã hội (LĐTB&XH) tổ chức Hội nghị toàn quốc về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, theo Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (Đề án 1956), đến nay đã có trên 5 triệu lao động nông thôn được học nghề, trong đó gần 3,5 triệu lao động nông thôn được đào tạo, hỗ trợ (40% lao động nông thôn học nghề nông nghiệp, gần 60% học nghề phi nông nghiệp). Nhận thức của người dân về học nghề có sự chuyển biến căn bản, từ chỗ tham gia học nghề với mục tiêu nhận hỗ trợ tiền ăn, tiền học chuyển sang học để nắm vững khoa học kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, để có kiến thức, kỹ năng tìm việc làm và nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Kết quả trên đã góp phần nâng tỷ lệ qua đào tạo từ 28%, có bằng cấp chứng chỉ đạt 11,4%, ở khu vực nông thôn là 8,4% năm 2009 nay đã lên 53%, có văn bằng chứng chỉ là 22%; riêng khu vực nông thôn là 15,5% vào năm 2016. Việc chuyển dịch cơ cấu lao động từ 51,5% làm nông nghiệp năm 2009 xuống còn 44,5% vào năm 2015. Bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Nguyễn Hồng Minh, hiệu quả thực hiện Đề án chưa cao, nhất là hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho một vài cơ sở dạy nghề chưa đạt được như mong muốn. Không đạt chỉ tiêu của Quyết định số 1956/QĐ-TTg, theo đó, 6 năm (2010-2015) hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt trên 90% kế hoạch, riêng năm 2016 chỉ đạt trên 83% kế hoạch. Chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện tại địa phương mình, đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết: Hệ thống văn bản về đào tạo nghề đối với lao động nông thôn nhóm nghề nông nghiệp (dưới 3 tháng) đến nay chưa cụ thể, các hướng dẫn thực hiện kế hoạch là hướng dẫn chung cho các nhóm nghề và cấp đào tạo. Điều này dẫn đến việc triển khai còn nhiều vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước. Còn theo đại diện Sở NN&PTNT Quảng Trị, việc đầu tư cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiện nay mới chỉ dừng lại ở đào tạo bề rộng, chưa đi vào chiều sâu hoặc đào tạo nghề có ứng dụng công nghệ cao. Cái khó hiện nay là chính người dân vẫn chưa xác định rõ là mình cần đào tạo cái gì? Nghề nào là sở trường của mình? Và sau khi học song thì hàng hóa của mình sản xuất ra có đáp ứng được nhu cầu thị trường cần hay không?... Tại Hội nghị bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã nhấn mạnh: “Tôi và bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã thống nhất, từ bây giờ phân rõ nhiệm vụ đào tạo nghề nông nghiệp là thuộc Bộ NN&PTNT, nghề phi nông nghiệp thuộc Bộ LĐTB&XH. Tới đây, hai bộ cùng các cơ quan liên quan, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức từ cấp lãnh đạo chính quyền đến người dân.Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải là một cuộc cách mạng, cần phải gắn với xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo bền vững” Ông Đào Ngọc Dung cho biết, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đưa vào là nội dung thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu giai đoạn 2016-2020, đào tạo nghề cho 5,5 triệu lao động nông thôn (1,4 triệu người học nghề nông nghiệp; 4,1 triệu người học nghề phi nông nghiệp); trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho khoảng 3,84 triệu người và yêu cầu là nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, sau đào tạo, ít nhất 80% số người học có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn. Tổng kinh phí thực hiện cho giai đoạn này là 12.600 tỷ đồng; trong đó, vốn ngân sách trung ương 7.746 tỷ đồng; ngân sách địa phương 3.403 tỷ đồng và vốn huy động từ các nguồn khác 1.451 tỷ đồng. Mục tiêu là nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề... Nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới là đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải sát với thực tiễn, gắn với các mô hình sản xuất.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: tuoitre.vn