Hội nghị triển khai các biện pháp ngăn chặn chủng vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác xâm nhiễm qua biên giới.

Thứ ba - 28/02/2017 21:37 562 0
Ngành Thú y chủ động ứng phó với nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm gia cầm A/H7N9 gây tử vong ở người.
/uploads/news/2017_03/new-picture.png Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lý Vinh Quang và Cục trưởng Cục Thú y Phạm Văn Đông chủ trì Hội nghị. Ngày 26 tháng 02 năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức “Hội nghị triển khai các biện pháp ngăn chặn chủng vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác xâm nhiễm qua biên giới”. Đồng chí Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lý Vinh Quang đã chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, một số Bộ, ngành có liên quan; đại diện lãnh đạo UBND một số tỉnh; Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y của 25 tỉnh, thành phố phía Bắc có liên quan; đại diện một số Tổ chức quốc tế và nước ngoài như: FAO, USCDC; lãnh đạo Cục Thú y và một số đơn vị trực thuộc và đại diện một số cơ quan thông tấn, báo chí. Hội nghị đã nghe báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tham luận, ý kiến thảo luận của các địa phương, tổ chức quốc tế về tình hình dịch cúm gia cầm, công tác phòng chống dịch gia cầm trên gia cầm, ở người trong nước và thế giới, đặc biệt là đối với cúm A/H7N9. Các đại biểu thảo luận về công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm hiện nay và bàn về các giải pháp để ngăn chặn vi rút nguy hiểm này xâm nhập và lây lan vào trong nước, đe dọa đến sức khỏe của nhân dân cũng như gây hoang mang cho cộng đồng. Trước diễn biến dịch cúm gia cầm A/H7N9 lây lan nhanh và gây tử vong cho hàng trăm người ở Trung Quốc, Cục Thú y đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y các tỉnh giáp biên giới và FAO, CDC để theo dõi sát sao diễn biến của dịch. Cục Thú y đã ngay lập tức rà soát các chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm đặc biệt là "Kế hoạch hành động ứng phó khẩn cấp với các chủng vi rút cúm nguy hiểm có khả năng lây sang người" ban hành theo Quyết định số 210/QĐ-BNN-TY ngày 14/02/2014 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm. Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện khẩn số 1475/CĐ-BNN-TY ngày 17/02/2017 về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác xâm nhiễm vào Việt Nam và Công văn số 1536/BNN-TY ngày 21/02/2017 về phát động triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng đợt 1 năm 2017 trên toàn quốc nhằm ứng phó khẩn cấp và giảm thiểu tối đa nguy cơ xâm nhiễm, phát tán mầm bệnh cúm gia cầm H7N9 vào Việt Nam. Bên cạnh đó Cục Thú y còn ban hành một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai một số hoạt động về công tác phòng chống dịch cúm gia cầm như: - Công văn số 171/TY-DT ngày 07/02/2017 gửi các Cơ quan Thú y vùng, Chi cục Thú y/ Chăn nuôi và Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cung cấp thông tin các chợ buôn bán gia cầm sống phục vụ giám sát cúm gia cầm năm 2017. Hiện nay, Cục Thú y đang tổng hợp danh sách các chợ buôn bán gia cầm sống và chuẩn bị triển khai các hoạt động lấy mẫu giám sát cúm gia cầm. - Công văn số 240/TY-DT ngày 17/2/2017 về việc tăng cường công tác giám sát vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác có nguy cơ xâm nhiễm vào Việt Nam. - Công văn số 241/TY-DT ngày 17/2/2017 về việc cử đoàn 05 công tác đi kiểm tra công tác phòng chống bệnh Cúm gia gia cầm tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên và Hà Nội (từ ngày 22-26/02/2017). - Ngày 17/02/2017 Cục Thú y đã ban hành Công văn số 235/TY-DT về việc triển khai Chương trình giám sát vi rút cúm gia cầm do CDC Hoa Kỳ tài trợ. - Ngày 22/02/2017 Cục Thú y đã ban hành Quyế định số 53/QĐ-TY-DT về việc thành lập 8 Đội phản ứng nhanh, có gần 100 người có kinh nghiệm để ứng phó với nguy cơ xâm nhiễm vi rút cúm H7N9. - Phối hợp với FAO, CDC xây dựng các giải pháp ứng phó và giám sát cảnh báo dịch bệnh. - Cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông để phổ biến rộng rãi cho cộng đồng nắm tình hình và các biện pháp phòng, chống Hội nghị đã đưa ra một số định hướng hoạt động trong công tác ngăn chặn vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác xâm nhiễm qua biên giới, bao gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành. - Các Bộ, ban, ngành cần phối hợp với nhau chặt chẽ để triển khai đồng bộ các biện pháp, ngăn chặn có hiệu quả việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới; - Thành lập các đoàn công tác thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại tuyến cơ sở. Công tác kiểm soát buôn bán, vận chuyển, kiểm soát giết mổ gia cầm: Công tác chỉ đạo, điều hành. - Các tỉnh biên giới chỉ đạo các đơn vị chức năng như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Giao thông vận tải, Thú y,… tổ chức kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm; tăng cường công tác phối hợp liên ngành, xử lý triệt để các đường dây vận chuyển, các vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới; - Trong nội địa, cần tăng cường hoạt động kiểm soát liên ngành, hỗ trợ ngành thú y trong công tác kiểm dịch; kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông; xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển theo quy định; - Tăng cường kiểm tra, phát hiện và triệt phá các điểm giết mổ, buôn bán gia cầm trái phép gần khu vực biên giới, cũng như kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc gia cầm tại các chợ buôn bán gia cầm sống ở các tỉnh có liên quan đến việc buôn bán, vận chuyển, thu gom, tập kết, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Công tác giám sát và chủ động ứng phó: - Tổ chức xây dựng và triển khai chủ động giám sát và lấy mẫu gia cầm được buôn bán tại các chợ, điểm thu gom, tập kết gia cầm và các mẫu môi trường thuộc địa bàn có nguy cơ cao như các tỉnh biên giới phía Bắc, các địa phương có tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu; - Các địa phương chủ động phương chủ động xây dựng và bố trí kinh phí để thực hiện kế hoạch chủ động giám sát cúm gia cầm tại địa phương dựa trên các quy định của pháp luật và văn bản hướng dẫn của Trung ương; - Để kịp thời ứng phó, cần tăng cường năng lực về lấy mẫu, chẩn đoán xét nghiệm kịp thời đối với các mẫu giám sát, các mẫu chẩn đoán dịch bệnh, nghiên cứu xây dựng các phương pháp xét nghiệm nhanh có thể áp dụng ngay tại thực địa nhằm phát hiện kịp thời vi rút xâm nhập; - Tổ chức vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khu vực cửa khẩu, đường mòn, lối mở, phương tiện vận chuyển hàng hóa qua lại đường biên giới; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các chợ buôn bán gia cầm, khu vực tập kết, vận chuyển gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm, khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ. Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh: Tiếp tục xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 về Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; Triển khai Đề án 440 “Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với gà tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh” của Bộ NN&PTNT theo Quyết định số 440/QĐ-BNN-TY ngày 03/2/2015. Công tác truyền thông: - Phối hợp chặt chẽ với các quan quan thông tấn như: truyền hình, phát thanh, báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh cúm gia cầm, thực hiện các chương trình truyền thông về nguy cơ của vi rút cúm A/H7N9, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng, hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nâng cao nhận thức của chính quyền cơ sở, các ban ngành, đoàn thể và nhân dân về sự nguy hiểm của vi rút cúm A/H7N9; - Tổ chức tuyên truyền cho cộng đồng, chính quyền cơ sở về sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm, các dấu hiệu nhận biết gia cầm nghi mắc bệnh cúm; tuyên truyền cho người tiêu dùng chỉ mua gia cầm, sản phẩm gia cầm có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm soát thú y để sử dụng làm thực phẩm, không động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, các sản phẩm gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng vào trong nước tiêu thụ. Công tác hợp tác quốc tế: Cần phối hợp chặt chẽ với OIE, FAO, WHO, USCDC,... và các nước có liên quan chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch; huy động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và vật tư phục vụ phòng chống dịch từ các tổ chức quốc tế, các nước tập trung vào các hoạt động như giám sát vi rút cúm A/H7N9, lập kế hoạch ứng phó cụ thể cho từng tình huống dịch, triển khai diễn tập ứng phó dịch, đánh giá nguy cơ,... cũng như truyền thông nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong phòng chống dịch,... Hội nghị đã đề cao quyết tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành nhằm ngăn chặn dịch cúm gia cầm H7N9, đồng thời cùng các cơ quan chức năng tuyên truyền nâng cao cảnh giác phòng chống dịch cúm, giám sát chủ động, đặc biệt tăng cường phòng chống buôn lậu gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới. Tăng cường hợp tác quốc tế trao đổi thông tin thường xuyên để công tác phòng chống dịch cúm gia cầm được hiệu quả.​/.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: Chi bộ Thanh tra Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây