Chào mừng 30.4

Tăng cường công tác thú y thủy sản

Thứ sáu - 03/06/2016 03:57 712 0
Công tác thú y thủy sản có vai trò quan trọng trong phát triển thủy sản nói chung nhất là ngành nuôi trồng nói riêng. Thời gian vừa qua, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo xây dựng tổ chức, tăng cường năng lực các hoạt động về thú y thủy sản và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khống chế nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, cố gắng đáp ứng yêu cầu phát triển thủy sản bền vững để đẩy mạnh xuất khẩu.
Tuy nhiên hiện nay đang có những thách thức, khó khăn như dịch bệnh thủy sản tiếp tục diễn biến phức tạp, việc sử dụng hóa chất và kháng sinh không tuân theo hướng dẫn gây tồn dư trong sản phẩm mất an toàn vệ sinh thực phẩm dẫn đến thị trường xuất khẩu quan trọng tạm dừng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, lực lượng cán bộ thú y thủy sản còn ít… Để từng bước giải quyết các bất cập và kiểm soát tốt các loại dịch bệnh, hạn chế tối đa những vướng mắc trong xuất khẩu thủy sản, thúc đẩy ngành Thủy sản phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 4361/CT-BNN-TY ngày 30/5/2016 về việc tăng cường công tác thú y thủy sản. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu: Tổ chức rà soát, chỉ đạo thực hiện quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu nhiễm chéo các mầm bệnh giữa các ao nuôi, vùng thâm canh, bán thâm canh, quảng canh và quảng canh cải tiến; rà soát, đầu tư, nâng cấp các phòng thử nghiệm của địa phương đạt chuẩn để phục vụ xét nghiệm bệnh thủy sản kịp thời và hiệu quả Bố trí nhân viên cấp huyện, cấp xã được hỗ trợ kinh phí để triển khai có hiệu quả công tác thú y thủy sản; xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện đề án, dự án tăng cường năng lực thú y thủy sản các cấp tại địa phương. Khẩn trương phê duyệt kế hoạch và bố trí kinh phí để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản; chủ động giám sát cảnh báo dịch bệnh; quản lý thuốc thú y theo đúng quy định hiện hành; đặc biệt tập trung nguồn lực để phòng, chống các loại dịch bệnh quan trọng ở thủy sản Tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong kinh doanh, sử dụng thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật; chấn chỉnh công tác giám sát dịch bệnh đối với cơ sở sản xuất giống thủy sản để làm cơ sở cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản giống lưu thông trong nước… Tổ chức thông tin tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản, sử dụng thuốc thú y để tránh tồn dư hóa chất, kháng sinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và xuất khẩu sản phẩm thủy sản./.

Tác giả bài viết: Ngô Thị Bích Thảo

Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay1,715
  • Tháng hiện tại75,279
  • Tổng lượt truy cập4,638,422
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây