Chào mừng 30.4

UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành Điều tỉnh Bình Phước đến năm 2020

Thứ sáu - 01/07/2016 04:19 1.155 0
Ngày 30/6/2016, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1559/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển bền vững ngành Điều tỉnh Bình Phước đến năm 2020 với, mục tiêu là ổn định diện tích cây điều trên diện tích thích nghi theo hướng thâm canh, cải tạo, tái canh diện tích già cỗi và năng suất thấp'bằng các giống mới cùng với việc áp đụng khoa học công nghệ tiên tiến, dẩy mạnh xen canh nhằm tăng năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quà sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sàn phẩm, tăng thu nhập cho người trồng điều, phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường, góp phần xây đựng nông thôn mới.
Các Nội dung bổi bật của Đề án: 1/ Ban hành và tuyên truyền các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ công tác khuyến nông - Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật ghép cải tạo và chăm sóc cây điều sau ghép. - Sổ tay hướng dẫn tuyển chọn giống điều tốt nông hộ. - Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tỉa cành, tạo tán và chăm sóc cây điều sau thu hoạch. - Hướng dẫn kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều. 2/ Sản xuất cung ứng giống - Các Trung tâm, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống: Hàng năm sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 300.000 cây giống và trên 300.000 chồi đủ tiêu chuẩn phục vụ trồng mới và ghép cải tạo. - Các nông hộ, trang trại có nguồn giống tốt hàng năm cung ứng khoảng chồi phục vụ ghép cải tạo và tái canh. 3/ Tổ chức cải tạo, tái canh và thâm canh a)Tái canh, cải tạo diện tích điều già cỗi, nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp hơn 0,7 tấn/ha gắn vói chuyển đổi cơ cấu giống điều Sử dụng 100 % giống điều mới (cây ghép) có năng suất, chất lượng cao, đưa tỷ lệ giống mới lên 45%, tương đưong 60.000 ha (đã bao gồm cả 30.000 đã được trồng giống mới đến năm 2013) diện tích điều cả tỉnh. Trong đó: - Diện tích điều tái canh, cải tạo khoảng 30.000 ha (diện tích tái canh ha và cải tạo 5.000 ha). - Các hoạt động chủ yếu của cải tạo là: Ghép cải tạo thực hiện đối với những vườn điều sinh trưởng tốt nhưng giống có năng suất thấp, chất lượng kém, giống nhiễm sâu bệnh (tùy theo mức độ nhiễm để thực hiện); Tái canh đối với vuùn điều có giống không đạt năng suất, cây sinh trưởng không đồng đều, số cây chết nhiều. b) Đẩy mạnh thâm canh điều Tùy theo điều kiện của từng vùng, xây dựng kế hoạch thâm canh đồng bộ để phát huy tiềm năng lợi thê, nâng cao hiệu quả sản xuât điêu. Diện tích thực hiện khoảng 45.000 ha (sau khi đã trừ phân tái canh, cải tạo, trông xen, vùng điều năng suất cao: 41.500 ha) - Đến năm 2020: + Có 90 % (tương đương 43.382 ha) vườn điều trong các hộ có diện tích trên 2 ha có điều kiện thuận lợi và ít thuận lợi vẽ giao thông được áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện tạo tán, tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, nhất là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, áp dụng tưới chủ động ở những nơi thuận lợi nguồn nước. + Có 50% (tương đương 43.390 ha) vườn điều trong các hộ có điện tích dưới 2 ha, có điều kiện thuận lợi và ít thuận lợi về giao thông được áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện tạo tán, tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật và được áp dụng kỹ thuật tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, nhất là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. 4/ Tổ chức phổ biến các mô hình trồng, chăn nuôi dưới tán điều Xây dựng hệ thống canh tác điều trồng xen, nuôi xen khoảng 30% diện tích điều với các cây trồng, vật nuôi (ca cao, gừng, nghệ, cây dược liệu,... gà thả vườn, ong lấy mật) nhằm đa dạng ho á sản phẩm và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích điều. - Diện tích điều xen ca cao khoảng 5.000 ha, chủ yếu trên đất trồng điều có nước tưới bổ sung. - Diện tích điều xen gừng, nghệ, sa nhân trên đất có điều kiện giữ ẩm. - Sử dụng khoảng 2.000 ha kết hợp nuôi gà thả vườn, nuôi ong lấy mật, trên đất dốc, sườn đồi ở các diện tích điều liền cư, thuận lọi về giao thông và gần lưới điện. 5/ Tổ chức sản xuất - Hình thành ít nhất 40 câu lạc bộ liên kết sản xuất - tương ứng với diện tích từ 3.000-5.000 ha/121 xã, thị trấn (với số hộ trồng khoảng 1.200 hộ) như: tổ kinh tế họp tác, tổ đoàn kết sản xuất, câu lạc bộ và liên minh nông dân trồng điều. - Hình thành chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khầu với tổ chức của những người trồng điều trên địa bàn. - Hội Điều Bình Phước tổ chức, vận động các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân xây dựng vườn điều lớn, vùng nguyên liệu, hỗ trợ đầu tư, hướng dẫn nông dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm; - Hội Điều Bình Phước vận động các doanh nghiệp xây dựng Quỹ hỗ trợ nông dân sản xuất điều. Định kỳ tổ chức tôn vinh các nông dân, cơ sở trông điêu giỏi. 6/ Chế biên Chế biến hạt điều: - Tiếp tục triển khai, rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành công nghiệp chế biên giai đoạn 2010-2020, tân nhìn đên 2025 và sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều theo hướng giảm đầu mối, giảm cơ sở chế biến nhỏ, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP); Phát triển các cơ sở chế biến lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại có năng lực chế biến >1.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có công suất thiết kế > 100.00 tấn/năm. Nâng công suất chế biến các nhà máy chế biến lên khoảng 350.000 tấn/năm, đảm bảo chế biến hết khoảng 90% sản lượng điều của tỉnh (bao gồm cả nhập khẩu). Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kêt, liên doanh hình thành các công ty có tiêm lực tài chính, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh tham gia thị trường trong và ngoài nước. - Khuyến khích các cơ sở chế biến hạt điều tự động hóa khâu cắt tách vỏ cứng hạt điều và bóc vỏ lụa nhân điều, các khâu khác thuộc dây chuyền chế biến nhân điều cũng được cơ giới hóa và tự động hóa khép kín. - 80 % cơ sở chế biến hạt điều được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn: ISO, HACCP, GMP,... - Đến năm 2020, có 100 % cơ sở chế biến được cấp giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn về nhân điều xuất khẩu và 20% sản phẩm nhân điều và 50% dầu vỏ hạt điều chế biến sâu. Chế biển sâu nhân điều thành thực phẩm ồn liền - Tập trung đầu tư một số cơ sở chế biến có công suất >5000 tấn/năm tham gia vào chế biến sâu với dây chuyền thiết bị, công nghệ hiện đại, tổ chức quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn HACCP, GMP, đủ điều kiện tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu. - Cải tạo, riâng cấp dây chuyền thiết bị và công nghệ của các cơ sở chế biến hiện có theo huứng hiện đại, đồng bộ, đa dạng hóa sản phẩm theo thị hiếu của khách hàng. - Đến năm 2020, phấn đấu ỉđioảng 15.000 tấn sản phẩm sau nhân điều được chế biến sâu. Chế biến dầu vỏ hạt điều - Đầu tư cải tạo nâng cấp thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp chế biến dầu vỏ hạt điều với tổng công suất thiết kế đạt >200.000 tấn vỏ/năm (tương đương trên 30.000 lít dầu/năm). - Xây dựng hoặc nâng cấp cơ sở tinh luyện dầu vỏ hạt điều nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị. Chế biến gỗ và các sản phẩm khúc - Khuyến khích đầu tư nhà máy chế biến (30 nghìn lít dịch) thịt quả điều để chế biến cồn khô tại các vùng trềng điều tập trung với quy mô phù hợp. - Chế biến trên 150.000 tấn sản phẩm từ bã vỏ hạt điều, như sử dụng làm chất đốt, ván ép ... giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh. - Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư chế biến gỗ điều (ván ép từ gỗ, từ vỏ điều sau ép dầu 7/ Tiêu thụ - Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn, chế biến sâu xây dựng thương hiệu sản phẩm điều. - Đẩy mạnh tiêu thụ điều trong nước, tìm kiếm thị trường xuất khẩu sản phẩm chế biến sâu; mở rộng xúc tiến thương mại ở các thị trường trọng điểm. - Mở rộng hệ thống thông tỉn giúp nông dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu thông qua Hội Điều Bình Phước. Sở Nông nghiệp và PTNT được giao chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã và các doanh nghiệp tồ chức thực hiện các nội dung của Đe án phát triển bền vững ngành./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Hồng Quang

Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay7,153
  • Tháng hiện tại104,750
  • Tổng lượt truy cập4,667,893
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây