Tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai

Thứ tư - 10/08/2016 21:07 647 0
Bình Phước là một trong những tỉnh có tình hình khiếu nại phức tạp, tồn đọng kéo dài, phải rà soát theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Sau khi Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có chủ trương thu hồi những diện tích bị xâm canh để thực hiện các dự án an sinh xã hội và giao cho các công ty nhà nước để làm kinh tế dẫn đến tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại phức tạp, kéo dài là do Bình Phước chủ yếu là do trong những năm gần đây, một số người dân địa phương đã vào phá rừng để trồng các cây công nghiệp như điều, cao su; việc tiếp công dân chưa thực sự tốt, một số cán bộ lãnh đạo còn “ngại” tiếp công dân, còn né tránh trong giải quyết khiếu nại, khiếu kiện; công tác hòa giải ở cơ sở đạt hiệu quả thấp… Để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và chấn chỉnh các tồn tại khuyết điểm đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 01/8/2016 về việc tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) đối với những vụ việc khiếu kiện kéo dài, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tiếp tục rà soát, các trường hợp tiếp khiếu thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh được giao tham mưu, nắm chắc các trường hợp thường xuyên đeo bám ở các cơ quan trung ương,thẩm tra chính xác hồ sơ và nội dung khiếu nại; tổ chức đối thoại công khai và ban hành văn bản trả lời cho từng trường hợp. đối với những vụ việc giải quyết sai sót, mạnh dạn tham mưu đề xuất chỉnh sửa, có chính sách hỗ trợ đền bù. Đối với Sở Nông nghiệp và PTNT: phối hợp với UBND các huyện thị xã thực hiện các dự án tạo quỹ đất sản xuất và đất ở để giải quyết cho các đối tượng bị thu hồi đất trong các dự án hiện nay không có đất hoặc thiếu đất sản xuất, đất ở theo chính sách xã hội. Qua đó tổng kết, rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần các chính sách an sinh xã hội theo hướng toàn diện, đồng bộ được người dân chấp nhận và trong khả năng quỹ đất, ngân sách địa phương cho phép. Tùy từng cơ quan có nhiệm vụ cụ thể như: Sở Tài nguyên và Môi trường phải tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các địa phương giải quyết khó khăn trong lĩnh vực đất đai; thi hành các quy định của pháp luật về đất đai nhất là việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Thanh tra tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm và chấp hành pháp luật khiếu nại tố cáo; kịp thời chấn chỉnh những hạn chế yếu kém, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý…. Đối với UBND các huyện, thị xã: cần tập trung thực hiện giải quyết xử lý những đơn thư còn tồn đọng; củng cố và chấn chỉnh công tác tiếp dân, đối thoại với công dân thông qua việc tham gia của các tổ chức, đoàn thể như Hội nông dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc…; hạn chế phát sinh các đơn thư mới; củng cố đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng./.
Tác giả bài viết: Ngô Thị Bích Thảo
Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay3,847
  • Tháng hiện tại58,301
  • Tổng lượt truy cập6,158,733
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây