Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và đổi mới công tác dân vận

Thứ ba - 18/10/2016 05:14 938 0
Ngày 04/10/2016, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chỉ thị số 8362/CT-BNN-TCCB nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và đổi mới công tác dân vận trong các cơ quan hành chính thuộc ngành NN và Phát triển nông thôn.
Để triển khai thực hiện các Chỉ thị sổ 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 về tăng cường và đổi mới công tác Dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan hành chính của Bộ và Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung làm tốt các nhiệm vụ sau: I. Đối với người đứng đầu cơ quan 1. Quán triệt, chỉ đạo và đôn đốc công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm các Chỉ thị số 26/CT-TTg, Chỉ thị số 16/CT-TTg và Bộ quy chế công vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triên nông thôn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện để kịp thời phát hiện, xác định rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các vi phạm. 2. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, cấp ủy các cấp trong việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính trong cơ quan, đơn vị có tác động xấu đên kỷ cương xã hội; đổi mới công tác Dân vận trong cơ quan để nâng cao hiệu quả quản lý của đơn vị. Đồng thời, tổ chức kiếm điểm nghiêm khắc, rút kinh nghiệm và khẩn trương khắc phục các vi phạm để tạo lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp. 3. Tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện nội quy, các quy chế, quy trình giải quyết công việc của cơ quan, đơn vị; quán triệt, triên khai đối với công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân trong đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định của cấp trên; 4. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả, đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ các chương trình, kế hoạch công tác trên cơ sở nhiệm vụ được Bộ giao và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; định kỳ rà soát, đánh giá kết quả, mức độ thực hiện nhàm tránh bỏ sót nhiệm vụ giao. Thực hiện đánh giá đúng chất lượng, nãng lực trình độ của công chức, viên chức làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm để nâng cao hiệu quả hoạt động; kiên quyết thực hiện tinh giản số công chức, viên chức năng lực yếu, thiếu tinh thân trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật. 5. Thực hiện đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ lục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; thực hiện cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thông (nếu có) trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị; 6. Chủ động xử lý công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; tăng cường trách nhiệm trong xử lý các nội dung nhiệm vụ có liên quan. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời các nội dung được lấy ý kiến; hồ sơ trình cấp có thấm quyền phải đầy đủ thủ tục, nội dung; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ của mình lên cấp trên; 7. Khẩn trương khắc phục những tồn tại, hạn chế để tạo sự chuyển biến tích cực trong chỉ đạo điều hành; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các trường hợp tái phạm, có tổ chức, có tính chất nghiêm trọng; xử lý nghiêm việc chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các vấn đề xã hội quan tâm; 8. Nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm túc việc xử lý trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm liên đới để xảy ra việc công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp của mình có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà trong việc tiếp nhận và giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp, nhất là trong việc thực hiện các thủ tục cấp các loại giấy phép, đăng ký về vật tư nông nghiệp xuất nhập khẩu và sản xuất trong nước.. 9. Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về kỷ luật, kỷ cương hành chính bao gồm cả giám sát từ nhân dân; về văn hóa công sở; về trách nhiệm và đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành nhiệm vụ, thực thi công vụ. 10. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục nhận thức về công tác dân vận; thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 11. Thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong hoạt động quản lý, điều hành tại đơn vị; tập trung giải quyết kịp thời bức xúc, kiến nghị của công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị và của nhân dân liên quan đên lĩnh vực được giao quản lý. 12. Tăng cường giáo dục đạo đức công vụ, nâng cao tinh thân trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, nhàm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tác phong làm việc của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị. II. Đối với công chức, viên chức và người lao động 1. Trong thực thi nhiệm vụ, công vụ phải tuân thủ tính thứ bậc, kỷ cương và trật tự hành chính, đúng thẩm quyền; 2. Nghiêm túc thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao, không để quá hạn, bỏ sót nhiệm vụ được phân công; không đùn đẩy trách nhiệm, không né tránh công việc; phải đeo thẻ công chức, viên chức, nhân viên khi thực hiện nhiệm vụ; 3. Thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức, viên chức; không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực; không được vào casino đánh bạc dưới mọi hình thức; 4. Nghiêm cấm lợi dụng chức năng, nhiệm vụ để gây nhũng nhiễu, phiền hà, trục lợi khi xử lý, giải quyết công việc liên quan đến người dân và doanh nghiệp; 5. Luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân, thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiếu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói”, ‘‘nói dân hiểu”, “hướng dẫn dân làm”, “làm dân tin” và phương châm “chân thành, lích cực, thận trọng, kiên trì, tê nhị, hiệu quả”. Chỉ thị cũng quy định chế độ khen thưởng và xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức và người lao động. Bộ trưởng yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan hành chính của Bộ và Giám đốc các Sở NN và Phái triển nông thôn nghiêm túc tổ chức thực hiện Chỉ thị này./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Hồng Quang
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đốp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây