Bình Phước: Bệnh vàng rụng lá, nấm hồng trên cây cao su có xu hướng tăng
KS. Trần Huy Bình
2014-07-19T19:18:07-04:00
2014-07-19T19:18:07-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/Tinh-hinh-dich-hai-thien-tai/Binh-Phuoc-Benh-vang-rung-la-nam-hong-tren-cay-cao-su-co-xu-huong-tang-696.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2014_07/dsc04960.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Tính đến ngày 14/7/2014, theo Chi cục Trồng trọt-BVTV tỉnh, các bệnh hại trên cây cao su như: Rệp vảy, vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá… gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình. Diện tích rệp vảy gây hại là 326 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 241 ha, trung bình 85 ha (giảm 619 ha so với kỳ trước). Tập trung chủ yếu ở huyện Hớn Quản là 200 ha, Bù Đăng 126 ha. Dự báo trong thời gian tới rệp vảy có xu hướng giảm nhẹ do mưa nhiều.
Diện tích cây cao su bị bệnh vàng rụng lá gây hại 406 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 246 ha, trung bình 160 ha (giảm 12 ha so với kỳ trước). Diện tích bệnh nấm hồng gây hại 428 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 293 ha, trung bình 135 ha (tăng 106 ha so với kỳ trước). Diễn biến tuần tới bệnh vàng rụng lá, bệnh nấm hồng có khả năng phát triển mạnh. Trước tình hình đó, Chi cục Trồng trọt-BVTV khuyến cáo người dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh, tập trung theo dõi các đối tượng bệnh hại như: Vàng rụng lá, nấm hồng, rệp vảy, héo đen đầu lá…. Bệnh vàng rụng lá Corynespora có chiều hướng diễn biến bất thường. Chú ý kiểm tra vườn và có biện pháp phòng trừ như sử dụng thuốc gốc Hexaconazole (Anvil 5SC, Saizole 5SC, Vivil 5SC…), thuốc gốc Carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500 FL, Carbenvil 50SC, Carban 50SC, Benzimidine 50SC…) hoặc các loại thuốc phối trộn sẵn gốc Carbendazim và gốc Hexaconazole (Casuvin 250SC, Vixazol 275 SC, Arivit 250 SC…). Dự báo bệnh vàng rụng lá, nấm hồng có thể tăng nhanh trong tuần tới.
Tác giả bài viết: KS. Trần Huy Bình
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở