Diễn biến dịch hại trên một số cây chủ lực của tỉnh
KS. Trần Huy Bình
2015-01-27T20:42:38-05:00
2015-01-27T20:42:38-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/Tinh-hinh-dich-hai-thien-tai/Dien-bien-dich-hai-tren-mot-so-cay-chu-luc-cua-tinh-845.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2015_01/img_16261816258635_resized.jpeg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Theo Chi cục Trồng trọt-BVTV tỉnh, tính đến giữa tháng một, tình hình dịch hại trên một số cây chủ lực của tỉnh có diễn biến khác nhau. Dự báo tình hình bệnh chế nhanh, chết chậm trên tiêu có xu hương giảm, trong khi đó rệp sáp trên cà phê có xu hướng tăng nhẹ; trên cây điều bọ xít muỗi, thán thư, sâu đục chồi có xu hướng tăng nhẹ…
Sâu bệnh gây hại trên cây tiêu chủ yếu là tuyến trùng 1.198 ha; Rệp sáp 201 ha; bệnh chết chậm gây hại 252 ha, trong đó mức độ nhẹ 198 ha, trung bình 54 ha (tăng 8 ha so với kỳ trước) chủ yếu ở Bình Long 152 ha, Bù Gia Mập 45 ha, Lộc Ninh 10 ha; bệnh chết nhanh gây hại cụ thể là 183 ha, trong đó mức độ nhẹ 162 ha, trung bình 21 ha (không thay đổi so với kỳ trước), tập trung ở Bình Long 93 ha, Bù Gia Mập 51 ha, Bù Đốp 9 ha. Dự báo tình hình bệnh chết nhanh, chết chậm có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian tới. Sâu bệnh hại cà phê chủ yếu là: Rỉ sắt, rệp sáp, khô cành, mọt đục cành gây hại phổ biến từ nhẹ đến trung bình. Diện tích bệnh gỉ sắt gây hại là 129 ha, trong đó nhẹ 117 ha, trung bình 12 ha, tập trung ở Bình Long 66 ha, Bù Đăng 18 ha, Bù Gia Mập 13 ha; diện tích rệp sáp gây hại 92 ha, trong đó nhẹ 78 ha, trung bình 14 ha (không thay đổi so với kỳ trước), chủ yếu ở Bình Long 55 ha, Bù Gia Mập 16 ha.. Dự báo tình hình rệp sáp có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian tới. Sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục chồi, Sâu đục thân cành, bệnh thán thư… gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Bọ xít muỗi gây hại là 968 ha, trong đó 780 ha nhẹ, trung bình 188 ha (tăng 34 ha so với kỳ trước), tập trung chủ yếu ở Bình Long 685 ha, Đồng Phú 128 ha, Bù Gia Mập 64 ha; diện tích sâu đục chồi gây hại là 617 ha, trong đó nhẹ 475 ha, trung bình 142 ha; diện tích bệnh thán thư gây hại là 580 ha, trong đó nhẹ 395 ha, trung bình 185 ha. Diễn biến bọ xít muỗi, sâu đục chồi, bệnh thán thư có xu tăng nhẹ trong thời gian tới. Các bệnh hại cao su như: Khô miệng cạo, vàng rụng lá, nấm hồng gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình. Diện tích khô miệng cạo gây hại 177 ha, ở mức độ nhẹ 177 ha; diện tích bệnh vàng rụng lá gây hại 115 ha, trong đó nhẹ 99 ha, trung bình 16 ha. Trước tình hình đó, Chi cục Trồng trọt-BVTV khuyến cáo: Đối với cây điều: Hiện nay cây điều đang trong giai đoạn ra hoa, đậu trái non cần chú ý các đối tượng gây hại như: Bọ xít muỗi, bệnh thán thư , bọ trĩ, bọ đục nõn. - Bọ xít muỗi: Làm cỏ vệ sinh vườn, phát quang bụi rậm, hun khói vào sang sớm hoạc chiều mát để xua đuổi bọ xít muỗi, dùng các loại thuốc hóa học có hoạt chất sau để phun khi bọ xít muỗi mới xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ như: Alpha Cypermethrin (FM-Tox 50 EC, Fotox 50 EC); Cypermethrin (Cyperan 5 EC, 10 EC); Thiamethoxam ( Actara 25 WG). - Bọ trĩ: Để phòng trừ hiệu quả có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như: Thiamethoxam (Actara 25 WG); Abamectin (Reasgant 5EC); Dimethoate (Bi- 58 40 EC, Bian 40 EC). - Bệnh thán thư: Đối với bệnh than thư có thể sử dụng những thuốc có hoạt chất như: Propined (Antracol 70 WP), các hoạt chất hỗn hợp như Metalaxyl + Mancozeb ( Ridomil gold 68 WP, Rorigold 680 WG)… Đối với cây tiêu: Kiểm tra, hướng dẫn nông dân phòng trừ bệnh tiêu chết nhanh đạt hiệu quả cao, cần phải sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, bao gồm: thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu bệnh sớm, vệ sinh đồng ruộng, kỹ thuật canh tác, hóa học và sinh học để kiểm soát bệnh Phytophthora trên cây tiêu. Trị dứt điểm rệp sáp, mối, tuyến trùng. Trong quá trình chăm sóc hạn chế làm tổn thương bộ rễ vì đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Bón phân cân đối, đặc biệt giữa đạm và kali, chú ý bổ sung các chất trung và vi lượng. Khi vườn cây bị bệnh cần lấy vôi bột rải quanh vườn, phun một trong các thuốc: Acrobat MZ 90/600WP, Alpine 80WP, Ridomil Gold 68 WP…. Dự báo tình hình bệnh chết nhanh, chết chậm có xu hướng giảm nhẹ. Đối với cây cà phê: Trạm cần chú ý tới bệnh gỉ sắt, rệp sáp, rệp vảy có thể phát sinh gây hại mạnh trong các tuần tiếp theo. Đối với rệp sáp nên dùng: - Hoạt chất Chlorpyrifos Ethy: Có tác dụng tiếp xúc, vị độc và xông hơi - Hoạt chất Bufroferin: Là thuốc sinh học, tác dụng ức chế sự lột xác của nhóm rầy rệp, mất khả năng sinh sản và trứng không nở được. Có thể phối hợp 2 loại thuốc trên để trị rệp, nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng thuốc thì bà con chú ý đến kỹ thuật phun thuốc cho tiếp xúc với rệp sẽ tăng hiệu quả. Nên phát hiện sớm để trừ rệp vì tác hại thứ cấp của rệp sáp, cũng như rệp vảy xanh, vảy nâu là chúng tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển bám trên lá, quả và cành dẫn tới cây giảm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng thương phẩm. Dự báo thời gian tới rệp sáp có xu hướng tăng nhẹ. Đối với cao su: Tập trung theo dõi các đối tượng bệnh hại như: khô miệng cạo, vàng rụng lá, nấm hồng.. Hiện nay cây cao su đang trong giai đoạn rụng lá, ra lá non cần chú ý bệnh phấn trắng trong thời gian tới./.
Tác giả bài viết: KS. Trần Huy Bình
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở