Mưa nắng xen kẽ, diễn biến bệnh trên cây trồng có thể tăng
KS. Trần Huy Bình
2013-11-20T18:09:57-05:00
2013-11-20T18:09:57-05:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/Tinh-hinh-dich-hai-thien-tai/Mua-nang-xen-ke-dien-bien-benh-tren-cay-trong-co-the-tang-329.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2013_10/new-picture-2.bmp
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Đó là dự báo về tình hình dịch hại của Chi cục Trồng trọt-BVTV tỉnh trong thời gian tới. Tính từ ngày 23/9-30/9, thời tiết mưa, nắng xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu, nấm bệnh gây hại nhiều đối tượng cây trồng.
Trên cây tiêu, chủ yếu nấm bệnh gây hại 251 ha bị bệnh chết nhanh tập trung ở Lộc Ninh, Bình Long, Bù Gia Mập và Hớn Quản. Trên cây điều, bệnh. Trên cây điều, sâu bệnh hại phổ biến: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư… gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình; diện tích bị bọ xít muỗi gây hại 92 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 86 ha, trung bình 6 ha; đặc biệt, cây điều bị bệnh thán thư nhiều thời điểm này, tổng diện tích bị bệnh thán thư 242 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 230 ha, trung bình 12 ha. Trên cây cao su, các bệnh hại nhiều như: Vàng rụng lá, nấm hồng, héo đen đầu lá… gây hại phổ biến ở mức độ nhẹ đến trung bình, chủ yếu là bệnh nấm hồng, vàng rụng lá. Bệnh vàng rụng lá Corynespora trên cây cao su nhiễm bệnh 1.333 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 1.118 ha, trung bình 210 ha, nặng 5 ha. Tập trung chủ yếu ở Bình Long 477 ha, Bù gia mập 214 ha, Đồng Phú 136 ha… Riêng bệnh Nấm hồng có tổng diện tích nhiễm 2.114 ha: ở mức độ nhẹ 1.484 ha, trung bình 621 ha, nặng 9 ha (tăng 95 ha so với kỳ trước). Diễn biến bệnh còn có thể tăng nhanh trong thời gian tới. Trước tình hình đó, Chi cục Trồng trọt-BVTV có đã văn bản chỉ đạo, khuyến cáo cấp cơ sở. Trên cây điều, hướng dẫn bà con nông dân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bón phân hợp lý cho cây điều và chú ý các đối tượng gây hại như: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bọ đục nõn…Tiến hành cắt tỉa những cành bị sâu bệnh gây hại đem đi tiêu hủy, những cành nằm trong tán không hiệu quả cho cây được thông thoáng. Bón phân đợt 2 để cây đủ dinh dưỡng chuẩn bị ra chồi non. Kiểm tra, theo dõi bọ đục chồi để có hướng xử lý trong thời gian tới. Trên cây tiêu, Trạm TT-BVTV cần lưu ý kết hợp với các ban ngành địa phương tích cực kiểm tra, hướng dẫn bà con nông dân phòng trừ bệnh Tiêu chết nhanh đạt hiệu quả cao. Để phòng trừ bệnh này cần phải sử dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp, bao gồm: thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện sâu bệnh sớm, vệ sinh đồng ruộng, kỹ thuật canh tác, hóa học và sinh học để kiểm soát bệnh phytophthora trên cây tiêu. Trị dứt điểm rệp sáp, mối, tuyến trùng. Trong quá trình chăm sóc hạn chế làm tổn thương bộ rễ vì đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Bón phân cân đối, đặc biệt giữa đạm và kali, chú ý bổ sung các chất trung và vi lượng. Khi vườn cây bị bệnh cần lấy vôi bột rải quanh vườn, rải nhiều quanh gốc cây bị bệnh. Phun một trong các thuốc: Acrobat MZ 90/600WP, Alpine 80WP, Ridomil Gold 68 WP…, thời gian tới diễn biến bệnh có thể gia tăng. Trên cây cao su, tập trung theo dõi các đối tượng bệnh hại như: Vàng rụng lá, nấm hồng, loét sọc mặt cạo, héo đen đầu lá… Bệnh vàng rụng lá Corynespora có chiều hướng diễn biến bất thường trong mùa mưa. Vì vậy, chú ý kiểm tra vườn và có biện pháp phòng trừ, như sử dụng thuốc gốc Hexaconazole (Anvil 5SC, Saizole 5SC, Vivil 5SC…), thuốc gốc Carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500 FL, Carbenvil 50SC, Carban 50SC, Benzimidine 50SC…) hoặc các loại thuốc phối trộn sẵn gốc Carbendazim và gốc Hexaconazole ( Casuvin 250SC, Vixazol 275 SC, Arivit 250 SC…). Hiện nay do mưa nắng xen kẽ, diễn biến bệnh nấm hồng có thể tăng nhanh trong tuần tới./.
Tác giả bài viết: KS. Trần Huy Bình
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở