Tình hình diễn biến sâu bệnh trên cây điều
KS. Trần Huy Bình
2013-08-30T18:10:25-04:00
2013-08-30T18:10:25-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/Tinh-hinh-dich-hai-thien-tai/Tinh-hinh-dien-bien-sau-benh-tren-cay-dieu-259.html
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2013_08/hinh-phun-dieu.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Theo số liệu thống kê của Chi cục Trồng trọt – BVTV tỉnh, diện tích điều của cả tỉnh hiện có khoảng 140.000 ha.
Hiện nay, diễn biến sâu bệnh hại phổ biến trên cây điều: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư… gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Diện tích bị bọ xít muỗi gây hại 118 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 112, trung bình 6 ha (giảm 5 ha so với kỳ trước). Tổng diện tích bị bệnh thán thư 225 ha, trong đó ở mức độ nhẹ 213 ha, trung bình 12 ha (tăng 4 ha so với kỳ trước). Để phòng trừ kịp thời trước tình hình sâu bệnh này, Chi cục Trồng trọt-BVTV khuyến cáo bà con nông dân cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bón phân hợp lý cho cây điều và các đối tượng gây hại như: Sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi… Đối với sâu đục thân, đục cành: Do sâu đục bên trong thân cây nên rất khó trị, cần chú ý phát hiện sâu ngay lúc mới đục ở phần vỏ, bóc chỗ vỏ có sâu đục để diệt sâu. Khi phát hiện thấy lỗ đục có phân thải ra (sâu còn ở trong đường hầm), dùng dây kẽm moi theo đường đục để diệt hoặc có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính xông hơi, lưu dẫn và tiếp xúc để trừ bằng cách cho thuốc vào trong lỗ đục, sau đó bịt kín lỗ đục bằng đất sét. Bắt nhộng, sâu non và trứng bằng tay cũng hạn chế được thiệt hại do sâu đục thân. Quét vôi lên gốc thân từ 1m trở xuống vào đầu mùa khô để phòng sâu đục thân đẻ trứng gây hại; Đối với sâu đục cành, sau vụ thu hoạch, cắt tỉa những cành bị sâu bệnh gây hại đem đi tiêu hủy, cành nằm trong tán để cây được thông thoáng./. Sâu đục thân gốc Trưởng thành là xén tóc màu nâu sẫm, đầu ngực màu đậm hơn, dài khoảng 3.5 – 4.5cm, râu đầu màu nâu hình sợi chỉ, có 10 đốt. Con cái đẻ trứng vào các vết nứt trên vỏ cây. Sâu non nở ra có màu trắng sữa, khi đẩ sức có thể dài 7-8cm, đục vào phần mô vỏ và cả phần gỗ trên thân, trên cành, làm cây úa vàng và chết. Vì vậy có nhiều phân và chất thải ra giống mạt cưa cùng nhựa cây tiết ra từ lỗ đục. Khi gạt bỏ chất thải và nhựa thì thấy có những hạt nhỏ màu đen. Nhộng thường ở phần vỏ gần mặt đất trong vỏ cứng màu trắng hình bầu dục dài.Vòng đời loài này kéo dài khoảng 1 năm, con trưởng thành thường vũ hóa vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau. Triệu chứng: khi trong vườn Điều tự nhiên có một hoặc vài cây bị vàng và lá, dưới gốc có nhựa mủ và mùn cưa đùn ra từ các lỗ nhỏ. Cạy lớp võ bên ngoài, ta thấy bên trong có những sâu non màu trắng sữa, đầu cứng, dài khoảng 5-7cm. Sâu non sau khi ăn hết võ tiếp tục đục thành những đường hầm cắt đứt mạch dẫn, cây kiệt quệ và chết. Sâu đục cành Xén tóc màu đen có lốm đốm ở mặt lưng, kích thước khoảng 3,0 - 3,5cm, con cái đẻ trứng ở vỏ cây, thường ở các nơi phân cành. Sâu non nở ra đục vào cành, sâu non thường kết tơ kết dính phân và miếng vụn của cây tạo thành những dây dài./.
Tác giả bài viết: KS. Trần Huy Bình
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở