Hỏi tại sao phải tái cơ cấu ngành?
Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
2015-04-20T23:06:23-04:00
2015-04-20T23:06:23-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoi-dap/Hoi-tai-sao-phai-tai-co-cau-nganh-880.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Để thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiệu quả đòi hỏi Bình Phước phải đánh giá rõ tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với vùng, gắn Đề án tái cơ cấu của tỉnh với quy hoạch chung của cả nước và khu vực; đồng thời phải làm rõ nguyên nhân gây nên những tồn đọng, khó khăn trong thời gian qua. Tỉnh triển khai thực hiện những yêu cầu này ra sao? Tại sao phải thực hiện tái cơ cấu?
Trả lời: Tuy ngành Nông nghiệp đã đạt được tăng trưởng cao, ổn định trong một thời gian dài, đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, nhưng năng suất cây trồng bình quân còn thấp so với tiềm năng và chênh lệch đáng kể giữ nhóm sản xuất có năng suất cao và năng suất thấp. Tuy đã hình thành được các vùng chuyên canh lớn về cây công nghiệp như cao su, Điều, Tiêu và có những sản phẩm chủ lực tạo thế mạnh cho tỉnh về xuất khẩu nhưng sản phẩm xuất khẩu chỉ là sản phẩm thô, đầu tư chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được chú trọng chỉ có khoảng 5% nông sản xuất khẩu là những sản phẩm tinh chế. Vì vậy, giá trị gia tăng trong sản phẩm nông nghiệp thấp. Do xuất thô thiếu thương hiệu nên giá nông sản (cà phê, hồ tiêu, cao su...) chủ yếu bán ở giá thấp hơn giá bình quân của thế giới. Công nghiệp chế biến mới dừng lại gia công nguyên liệu cho quá trình chế biến tinh ở quốc gia khác khiến Bình Phước mới chỉ dừng ở vị trí là vùng nguyên liệu cho sản xuất, chế biến nông lâm sản. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất như : Điện: Chỉ đáp ứng được điện sinh hoạt, điện phục vụ sản xuất, bơm tưới còn thiếu về mạng lưới và công suất; đường giao thông chỉ mới đầu tư đến trung tâm xã chưa đến tận vùng sản xuất; kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi,…còn kém phát triển; công nghiệp chế biến nông sản có quy mô nhỏ, công nghệ thiết bị lạc hậu nên chất lượng nhiều loại nông sản thấp, nhất là chế biến cao su và hạt điều. Đầu tư cho thủy lợi còn thấp chưa đáp ứng về yêu cầu thâm canh và chuyển dịch cơ cấu trong cây trồng vật nuôi. Kỹ thuật tưới chưa được quan tâm đầu tư. Tình trạng trộm cắp lâm sản, vận chuyển lâm sản trái phép còn xảy ra. Rừng phòng hộ bị suy kiệt, chức năng phòng hộ giảm. Mặt khác, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp làm ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi như bệnh nấm hồng, bệnh vàng rụng lá trên cây cao su; bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu; vàng lá, dịch rầy nâu, vàng lùn xoắn lá trên cây lúa… bệnh lở mồm long móng trên trâu bò, bệnh tai xanh, cúm lợn…trên gia cầm bệnh cúm thường xuyên đe dọa… Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm thuỷ sản chưa được khai thác tốt, thiếu ổn định và mang tính rủi ro cao, nhất là về giá. Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn chưa tương xứng với nhu cầu phát triển ngành, kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn thấp, chưa được đáp ứng kịp với yêu cầu tăng nhanh của sản xuất và phục vụ đời sống dân cư. Từ những hạn chế nêu trên, để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị gia tăng hàng nông sản, nâng cao tính cạnh tranh của nông sản chủ lực tỉnh, cần tái cơ cấu lại toàn bộ các lĩnh vực, ngành thuộc lĩnh vực ngành Nông nghiệp & PTNT./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT