Hỏi về tiềm năng lợi thế trong phát triển nông nghiệp của tỉnh
Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
2015-04-20T22:58:51-04:00
2015-04-20T22:58:51-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoi-dap/Hoi-ve-tiem-nang-loi-the-trong-phat-trien-nong-nghiep-cua-tinh-878.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Đâu là những tiềm năng lợi thế trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Bình Phước, thưa ông? Được biết giai đoạn 2011-2014, sản xuất nông, lâm nghiệp của Bình Phước phát triển bình quân 6,63% (cao hơn bình quân của cả nước), cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng. Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về thành công này?
Trả lời: 1. Lợi thế về đất đai cho phát triển nông nghiệp: Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Bình Phước là 687.154km2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 618.864 ha. Đất có chất lượng cao đặc biệt đất đỏ bazan, chiếm 60% đất nông nghiệp phù hợp với nhiều loại cây trồng. Trong đó, cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế, là cây chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao như cây cao su, tiêu, cà phê và điều… Đến năm 2014, tỉnh Bình Phước đã có các vùng chuyên canh tập trung như sau: cao su diện tích: 232.023 ha, năng suất đạt 18,34 tạ/ha, Sản lượng đạt 272.797 tấn; điều diện tích 134.211 ha, năng suất 14,71 tạ/ha; sản lượng đạt 191.735 tấn; tiêu diện tích 12.067 ha; năng suất đạt 29,01 tạ/ha; sản lượng đạt 25.919 tấn; cà phê diện tích: 15.785 ha, năng suất đạt 19,51 tạ/ha; sản lượng đạt 27.357 tấn. Với lợi thế về nguồn nước, quỹ đất và khoảng cách khá gần vùng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nên Bình Phước là một trong số ít tỉnh còn dư địa phát triển chăn nuôi và còn phát triển mạnh trong thời gian tới. Năm 2014: đàn trâu 13.092 con; đàn bò 28.492 con; đàn heo 260.133 con; đàn gia cầm 4.290.000 con …; diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.960 ha, sản lượng đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 5.127 tấn. Trong giai đoạn 2010 – 2014 sản xuất nông, lâm nghiệp tỉnh Bình Phước luôn hoàn thành các chỉ tiêu phát triển ngành. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá cố định năm 1994) tăng bình quân năm 6,63% , đạt cao hơn so với nghị quyết đề ra (Nghị quyết tăng 5-6%)). Cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch đúng hướng (Cơ cấu trong nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi tuy chưa đạt mục tiêu đề ra cụ thể như sau: Trồng trọt 87,34%; Chăn nuôi 11,68%; Dịch vụ 0,97%. So với năm 2010 tỷ trọng là: Trồng trọt giảm (87,34%/89,83%), chăn nuôi tăng (11,68%/10%), dịch vụ tăng (0,97%/0,17%)). Trồng trọt đã hình thành một số vùng chuyên canh cây trồng chủ lực; chăn nuôi phát triển khá, một số loại gia súc, gia cầm phát triển đạt và vượt mục tiêu quy hoạch đề ra, tỷ lệ chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp, bán công nghiệp đạt cao so với mục tiêu quy hoạch. Dịch bênh được quản lý khá tốt từ 2011 đến nay không xảy ra. Kết quả thực hiện như sau: a)Trồng trọt -Cây hàng năm: Nhìn chung, diện tích gieo trồng cây hàng năm giai đoạn 2011-2015 có xu hướng giảm, do diện tích cây hàng năm trồng xen giảm. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cũng tăng cao (phân, giống, nước tưới tiêu, công chăm sóc) nên nhiều diện tích cây hàng năm người dân chuyển đổi sang trồng cây lâu năm hiệu quả hơn. Tuy nhiên, diện tích lúa luôn ổn định 13.000 ha-14.000 ha. - Cây lâu năm: +Cây điều: Giai đoạn 2011-2014 do thời tiết không thuận lợi, giá cả giảm thấp, nên người dân chuyển đổi một số diện tích trồng điều sang trồng cao su, cây ăn trái vì vậy diện tích trồng điều giảm. Năm 2014 diện tích trồng cây điều còn 134.538 ha, giảm 20.503 ha so với năm 2010. + Cây cao su: Diện tích cao su tăng mạnh từ năm 2008 đến nay. Năm 2014 diện tích cao su là 233.738 ha (tăng 30.311 ha so với 2010) sản lượng đạt 290.857 tấn (tăng 72.251 tấn so với năm 2010). +Cây tiêu: Từ năm 2011 đến nay giá tiêu luôn ở mức cao, ổn định nên diện tích, năng suất và sản lượng hồ tiêu không ngừng tăng . Năn 2014 diện tích hồ tiêu đạt 11.737 ha, tăng 1.770 ha so với năm 2010; sản lượng đạt 27.343 tấn, tăng 1.188 tấn so với năm 2010. +Cây cà phê: Năm 2014, diện tích cà phê là 15.529 ha, tăng 4.185 ha so với 2010, sản lượng 25.884 tấn tăng 8.916 tấn so với 2010. + Cây ca cao: Diện tích năm 2014 là 1.196 ha, tăng 136 ha so với năm 2010; sản lượng đạt 2.015 tấn, tăng 1.584 tấn so với năm 2010. + Cây ăn quả: Năm 2014, diện tích đạt 7.172 ha, giảm 949 ha so với năm 2010. b) Chăn nuôi: - Sản xuất, cung ứng giống: Tỉnh đã thu hút được 2 công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng trại giống. Trong đó: +35 trại giống heo, gồm: 2 trại giống cụ, kỵ (do Công ty Japfa xây dựng tại xã Minh Tâm huyện Hớn Quản có quy mô 650 con và do Công ty TNHH Choice Genetics VN xây dựng tại xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú có quy mô 400 con) và 33 Trại giống heo thương phẩm quy mô 20.660 con nái sinh sản và 21.000 nái hậu bị hàng năm sản xuất được 401.000 con giông thương phẩm cung cấp được 77% nhu cầu chăn nuôi của tỉnh. + 2 trại giống gà quy mô 220.000 con hàng năm sản xuất 44 triệu con gà giống cung cấp được đủ nhu cầu con giống thương phẩm cho chăn nuôi trong tỉnh và cung ứng cho khu vực lân cận. - Tình hình phát triển chăn nuôi: + Chăn nuôi gia súc: Chăn nuôi gia cầm và gia súc phát triển mạnh từ năm 2010 đến nay. Nhiều công ty chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài đã thực hiện nhiều phương thức hợp đồng chăn nuôi gia súc, gia cầm với doanh nghiệp và nông hộ trong tỉnh (như : Hợp đồng nuôi gia công, hợp đồng cung ứng giống, thức ăn và bao tiêu sản phẩm; hợp đồng thuê trại chăn nuôi...). Các mô hình chăn nuôi nông hộ được Trung tâm khuyến nông tỉnh và các doanh nghiệp phổ biến tạo điều kiện cho nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi, kết quả đến năm 2014 (số liệu thống kê đến ngày 01/10/2014) đạt được như sau: Đàn heo đạt 260.133 con, vượt mục tiêu quy hoạch đến năm 2015 (theo quy hoạch: Đàn heo đến 2015 đạt 249.500 con, đến 2020 đạt 331.400 con); về tỷ lệ chăn nuôi trập trung công nghiệp, bán công nghiệp chiếm 78,16% so tổng đàn (hiện nay trên địa bàn tỉnh có 160 trang trại chăn nuôi heo tập trung với số lượng 203.300 con). Tuy nhiên, đàn trâu, bò giảm mạnh do thu hẹp đồng cỏ chăn thả tự nhiên. Đàn bò đạt 28.492 con, giảm 43.686 con (giảm 60,5%) so năm 2008 là năm cao nhất; Đàn trâu đạt 13.092 con, giảm 5.960 con (giảm 31,2%) so năm 2008. + Chăn nuôi gia cầm: Tổng đàn gia cầm đạt 4.291.000 con, tăng 2.837.770 con (tăng 195,30%) so năm 2010. Trong đó, đàn gà đạt 4.131.000 con tăng 2.657.000 con (tăng 180.26%) so với năm 2010; về tỷ lệ chăn nuôi tập trung công nghiệp bán công nghiệp, chiếm 66,90% so tổng đàn (hiện nay, có 61 trang trại chăn nuôi gia cầm với số lượng 287.000 con), - Tình hình kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm. 8/10 huyện, thị xã, đã xây dựng được 29 cơ sở giết mổ tập trung, trong đó có 10 cơ sở giết mổ bán công nghiệp, giết mổ trên dây chuyền treo. Tỷ lệ gia súc gia cầm tiêu thụ trong tỉnh được giết mổ trong các cơ sở giết mổ gia cầm, gia súc tập trung đạt 80%(20% còn lại ở vùng sâu, vùng xa, không qua các cơ sở giết mổ ngành không quản lý được). 3.2.2. Thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2014 là 2.020 ha. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng 5.150 tấn./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
Nguồn tin: Bộ phận TT và Bảo vệ thực vật-Văn phòng sở: