Tình hình phát triển Lâm nghiệp của tỉnh
Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
2015-07-16T04:34:43-04:00
2015-07-16T04:34:43-04:00
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoi-dap/Tinh-hinh-phat-trien-Lam-nghiep-cua-tinh-938.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
https://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
PV tạp chí Hữu nghị: Nói riêng về tình hình phát triển Lâm nghiệp của tỉnh, ông muốn nói đến điều gì?
Trả lời: Lâm nghiệp Bình Phước ngoài phát huy thế mạnh kinh tế lâm nghiệp còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường, nguồn nước. Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, giúp người dân gần rừng sống được với rừng, trong những năm qua ngành lâm nghiệp tỉnh Bình Phước đã có những điều chỉnh như sau: 1. Định hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2020: Theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bình Phước đến năm 2020, tổng diện tích đất lâm nghiệp là 173.094 ha (31.282ha rừng đặc dụng; 44.257ha rừng phòng hộ; 97.555ha rừng sản xuất). Trong đó, định hướng: - Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích 31.282ha rừng đặc dụng; 44.257ha rừng phòng hộ (rừng phòng hộ đầu nguồn 36.279ha; rừng phòng hộ biên giới 7.978ha). - Quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích 97.555ha rừng, đất rừng sản xuất cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. - Trồng rừng: Thực hiện việc trồng mới, trồng lại rừng bằng cây nguyên liệu gỗ: 6.004ha; Trồng cây đa mục đích (cao su): 14.486ha. Trồng cây phân tán: 100.000 cây/năm. - Khai thác gỗ từ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng nguyên liệu gỗ trên đất lâm nghiệp: Giai đoạn 2011 - 2015: 85.056m3/năm; Giai đoạn 2015 - 2020: 40.000m3/năm. 2. Công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp, tổ chức lực lượng bảo vệ rừng: a) Chủ rừng: Đến nay tỉnh đã giao diện tích đất lâm nghiệp cho các chủ rừng là các ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, các doanh nghiệp nhà nước để tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Trong đó: - Chủ rừng là ban quản lý rừng phòng hộ gồm: Ban QLRPH Tà Thiết, Ban QLRPH Lộc Ninh, Ban QLRPH Bù Đăng; - Chủ rừng là các Công ty cao su: Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé; Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước; Công ty TNHH MTV Cao su Phước Long; - Chủ rừng là ban quản lý rừng đặc dụng: Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập; - Chủ rừng là các Hạt kiểm lâm: Hạt Kiểm lâm thị xã Phước Long, Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đăng. b) Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về lâm nghiệp: - Cấp tỉnh: Có Chi cục Kiểm lâm và Chi cục Lâm nghiệp thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, trực tiếp tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ và Phát triển rừng. - Cấp huyện: Các phòng Nông nghiệp & PTNT của huyện phối hợp với các Hạt Kiểm lâm cấp huyện, gồm: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú, Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đăng, Hạt Kiểm lâm huyện Bù Gia Mập, Hạt Kiểm lâm huyện Bù Đốp, Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Ninh, Hạt Kiểm lâm Bình Long – Hớn Quản.(ngoài ra, còn có 02 đội Kiểm lâm cơ động trực thuộc Chi cục Kiểm lâm thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn). 3. Những khó khăn thách thức trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng: Trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Bình Phước hiện nay đang gặp không ít khó khăn, thách thức. Đó là đời sống dân cư sống gần rừng đa số còn nghèo nên người dân vẫn còn tác động tiêu cực vào rừng; Dân số tiếp tục gia tăng, nhu cầu sử dụng đất để sản xuất trồng cây cao su, điều... ngày một tăng theo, do vậy áp lực lên đất rừng ngày càng lớn. Bên cạnh đó, nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu sử dụng gỗ cũng ngày một tăng theo, cộng thêm sự gia tăng dân số nên tạo ra sức ép đối với rừng và nhất là công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; nhu cầu sử dụng gỗ cao hơn khả năng đáp ứng của rừng, trong khi diện tích quy hoạch cho trồng rừng nguyên liệu gỗ hạn chế. 4. Về vốn thực hiện chương trình bảo vệ và phát triển rừng: - Việc phát triển trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng vẫn phụ thuộc nhiều vào vốn Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng từ ngân sách Trung ương, nguồn lực của địa phương cho việc phát triển trồng rừng vẫn còn hạn chế. Trong những năm tới, tỉnh sẽ triển khai trồng rừng từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng và nguồn thu từ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cho các chương trình, dự án đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng nên công tác trồng rừng, phát triển rừng, phát triển rừng sẽ có nhiều thuận lợi hơn.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: