Trả lời kiến nghị cử tri Nguyễn Chính Niên

Thứ hai - 22/12/2014 21:15 903 0
Cử tri Nguyễn Chính Niên, thôn Phú Tân, xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập kiến nghị:
+ UBND tỉnh làm rõ và thông báo đến cử tri việc UBND tỉnh thu hồi hơn 270 ha đất rừng để giao khoán cho cán bộ, trong khi đó người nghèo không có đất sản xuất như thông tin báo Tuổi Trẻ thời gian qua đã nêu.+ Xem xét lại việc chuyển đổi 2.000ha trong tổng số 3.000ha rừng Tà Thiết để làm dự án trồng cao su vì đây là khu căn cứ lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trả lờiVề kiến nghị: UBND tỉnh làm rõ và thông báo đến cử tri việc UBND tỉnh thu hồi hơn 270 ha đất rừng để giao khoán cho cán bộ, trong khi đó người nghèo không có đất sản xuất như thông tin báo Tuổi Trẻ thời gian qua đã nêu:Việc cho một số cán bộ công chức của tỉnh thuê đất trồng cao su là có và UBND tỉnh Bình Phước đã có văn bản báo cáo Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải trình về vấn đề này. Tuy nhiên, việc cho thuê đất là phù hợp quy định của pháp luật, cụ thể:- Nguồn gốc đất cho các hộ gia đình, cá nhân thuê: là đất không còn rừng, đất trống, đất rừng nghèo được quy hoạch là đất rừng sản xuất theo Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 19/3/2007 của UBND tỉnh Bình Phước về việc phê duyệt quy hoạch 03 loại rừng giai đoạn 2006 – 2010. Diện tích rừng nghèo kiệt giao các hộ gia đình, cá nhân chuyển đổi trồng cao su có các tiêu chí về loại đất, loại rừng phù hợp theo quy định tại Thông tư 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006, Thông tư 127/2008/TT-BNN ngày 31/12/2008, Thông tư số 58/2009/TT-BNN ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời không có tranh chấp với dân, kể cả dân xâm canh, lấn chiếm trái phép.- Các hộ gia đình được UBND tỉnh chấp thuận cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Theo đó, các hộ thuê đất phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 179, Điều 180 Luật Đất đai năm 2013.- Về thẩm quyền, hạn mức đất cho thuê và trình tự, thủ tục cho các hộ gia đình, cá nhân thuê đất trên địa bàn tỉnh Bình Phước được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 59, Điều 129, Điều 135 Luật Đất đai năm 2013. - Về đối tượng và điều kiện thuê đất: các hộ gia đình, cá nhân được UBND tỉnh Bình Phước cho thuê đất là đúng đối tượng và đảm các điều kiện thuê đất theo quy định tại Điều 56, Điều 58 Luật Đất đai.Mặt khác, Bình Phước là tỉnh được tái lập năm 1997, chia tách từ tỉnh Sông Bé cũ với những khó khăn cho giai đoạn đầu phát triển, khi được tái lập với điều kiện hết sức khó khăn, hầu hết cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phần lớn cán bộ công chức được điều chuyển từ tỉnh Sông Bé cũ lên công tác đều khó khăn về cả vật chất lẫn tinh thần, do vậy, việc hộ gia đình, cá nhân (kể cả các hộ cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, cán bộ công chức đang công tác trên địa bàn tỉnh) được thuê đất để trồng rừng và cây công nghiệp đúng theo quy định pháp luật, sẽ góp phần ổn định cuộc sống, an tâm công tác tại địa phương.Đối với việc cấp đất cho các hộ dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hoặc không có đất sản xuất trên địa bàn tỉnh từ khi tái lập tỉnh đến nay luôn được địa phương quan tâm thực hiện, cụ thể:- Thực hiện Chỉ thị 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Phước đã thực hiện rà soát, quy hoạch 3 loại rừng và điều chuyển ra khỏi lâm phần, giao về địa phương quản lý diện tích 162.275 ha để giao UBND các huyện, thị xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân đã canh tác và sản xuất ổn định bằng các loại cây lâm, công nghiệp lâu năm, cây nông nghiệp để ổn định dân cư và khai thác hiệu quả tài nguyên đất theo đúng tinh thần Chỉ thị số 38/2005/ CT-TTg của Chính phủ và Luật đất đai hiện hành. Để thực hiện, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 06/2009/NQ-HĐND ngày 31/7/2009 về việc Chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 03 loại rừng. Theo Nghị quyết này, sẽ thực hiện giao đất và không thu tiền sử dụng đất cho các hộ trực tiếp canh tác trên diện tích đất đang sử dụng và có hộ khẩu thường trú hoặc sinh sống lâu dài tại địa phương với mức giao đất không thu tiền là 3 ha/hộ. Diện tích vượt 3 ha các hộ được thuê đất. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 52/2009/QĐ-UBND ngày 04/11/2009 để thực hiện. Do đối tượng đang sử dụng phần lớn là dân xâm canh đất của các Ban Quản lý rừng nên năm 2013, UBND tỉnh tạm thời ban hành Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 về việc ban hành Quy định chính sách đối với quỹ đất nông nghiệp tách ra khỏi lâm phần theo quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Theo Quyết định này, diện tích đất xâm canh lấn chiếm đang được các hộ sử dụng được chuyển sang cho thuê. Tuy nhiên, người dân chưa đồng tình với quyết định này. UBND tỉnh đang cho sơ kết việc thực hiện để báo cáo Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về vấn đề này.Về thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, đến thời điểm hiện tại đã thực hiện quy hoạch diện tích: 7.643 ha để thực hiện các dự án cấp đất ở, đất sản xuất cho dân, đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hoặc không có đất trên địa bàn tỉnh, trong đó: + Diện tích đã thực hiện xong: 4.754 ha. + Diện tích đang triển khai thực hiện: 831 ha. + Diện tích quy hoạch nhưng hiện nay bị xâm canh, lấn chiếm: 1.221 ha. + Diện tích chưa thực hiện, đang hoàn thiện hồ sơ: 837 ha.Ngoài ra, thực hiện Báo cáo Kết luận số 13/BC-TTCP ngày 03/01/2012 của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Bình Phước đã thực hiện quy hoạch bổ sung 365 ha trên diện tích đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, giao 04 huyện thực hiện dự án cấp đất sản xuất cho dân, bao gồm: Bù Đăng (52 ha), Đồng Phú (83 ha), Bù Gia Mập (260 ha), Bù Đốp (60 ha), đến nay đa số UBND các huyện đã hoàn thiện về trình tự, thủ tục và hồ sơ dự án. Tuy nhiên, đây là dự án chuyển mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp, đồng thời thuộc dự án mới triển khai trên đất lâm nghiệp sau khi có Chỉ thị 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, do đó phải có ý kiến chấp thuận của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới được triển khai thực hiện; đồng thời, hiện nay, UBND tỉnh vẫn tiếp tục giao UBND các huyện, thị xã rà soát lại nhu cầu về quỹ đất và các hộ dân không có đất sản xuất, thuộc đối tượng được cấp đất theo quy định tại Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 28/02/2014, trên cơ sở đó báo cáo UBND tỉnh để tiếp tục quy hoạch và thực hiện cấp đất sản xuất cho dân.Như vậy, việc cấp đất sản xuất, đất ở cho dân luôn được địa phương quan tâm thực hiện, đa số diện tích thực hiện thuộc đất lâm nghiệp, qua đó góp phần ổn định cuộc sống của người dân, đảm bảo về mặt an sinh xã hội và hạn chế tình trạng di dân tự do. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện cấp đất của các huyện, thị xã là chậm. Nguyên nhân: do công tác lập hồ sơ dự án và hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp kéo dài, nhiều trình tự, thủ tục theo quy định Luật bảo vệ và Phát triển rừng; nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở tầng trong khu vực quy hoạch lớn, trong khi nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ương và địa phương còn hạn chế; diện tích quy hoạch bị xâm canh, lấn chiếm chưa thu hồi lại được. Mặt khác, nhiều hộ gia đình cá nhân, nhất là các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tách hộ nên số hộ tăng và một số hộ sau khi được cấp đất ở, đất sản xuất thì lại sang nhượng nên không còn đất, tiếp tục yêu cầu được cấp đất ở, đất sản xuất hoặc tiếp tục thực hiện phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp. Đồng thời, tình trạng di dân tự do từ các địa phương khác về địa phương trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua còn nhiều.Về kiến nghị: Xem xét lại việc chuyển đổi 2.000ha trong tổng số 3.000ha rừng Tà Thiết để làm dự án trồng cao su vì đây là khu căn cứ lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Việc triển khai thực hiện dự án trồng 2000 ha cao su tại Ban QLRPH Tà Thiết thuộc dự án trọng điểm của tỉnh, có nhiều mục đích và ý nghĩa thiết thực đến việc bảo vệ và trùng tu, tôn tạo khu di tích lịch sử căn cứ miền Tà Thiết, cụ thể:- Mục đích thực hiện: trong số 2000 ha chuyển đổi sẽ quy hoạch khoảng 1500ha trồng cao su nhằm tạo nguồn kinh phí để duy trì, trùng tu, tôn tạo và bảo vệ Khu di tích lịch sử căn cứ miền Tà Thiết, góp phần giảm áp lực về tài chính cho ngân sách địa phương hiện đang còn nhiều khó khăn. Quy hoạch khoảng 500ha để bố trí đất ở, đất sản xuất cho các hộ dân thuộc gia đình chính sách liên quan tới vùng di tích lịch sử và đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất thuộc khu vực.- Nguồn gốc đất thực hiện dự án: đất rừng sản xuất, thuộc Ban QLRPH Tà Thiết quản lý, diện tích thực hiện là khu vực bên ngoài khu di tích lịch sử. Quá trình thực hiện và diện tích tích thực hiện dự án không làm thay đổi, tác động đến các hạng mục, công trình, cấu trúc của khu di tích lịch sử. Diện tích thuộc vùng lõi là 1.200 ha và các hạng mục công trình trong khu di tích vẫn được giữ nguyên trạng và được tổ chức quản lý bảo vệ chặt chẽ theo quy định.- Cơ sở pháp lý thực hiện dự án: Dự án đã được Chính phủ chấp thuận chủ trương tại Thông báo số 436/TB-VPCP ngày 05/12/2013, Công văn số 586/VPCP-KTN ngày 24/01/2014. Hiện tại, dự án đang trong giai đoạn hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định, trình Chính phủ quyết định cho thực hiện dự án.
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Tới-Giám đốc Sở NN & PTNT
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây